Giờ

(CN V Mùa Chay - năm B - Ga 12,20-33)

“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23)

Việc đo lường thời gian những ngày trong Kinh Thánh thường giống với cách phân chia thời gian khi ấy, với những giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín. Thời điểm cũng ghi nhận những khoảnh khắc đáng nhớ như giờ Chúa Giêsu Kitô chịu khổ nạn hay việc Người lại đến.

CN5-MC-nam-B-800x445.jpg (92 KB)

Giờ như một khoảng thời gian:

- Một khoảng cách được đo lường: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã vì thấy ánh sáng mặt trời” (Ga 11,9; x. Mt 20,9-12: một ngày làm việc kéo dài 12 giờ; Lc 22,59; Cv 19,34; Kh 8,1).

- Giờ biểu trưng thời gian vắn vỏi: “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Mt 6,27// Lc 12,25; x. Mt 26,40 // Mc 14,37: “Anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Kh 17,12; 18,10.17: Phán xét của Chúa sẽ đến mau, trong chỉ một giờ).

- Giờ biểu trưng một thời gian quan trọng: “Con Người đâu biết ngày giờ của mình” (Gv 9,12). “Đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22,53).

Giờ ấn định những thời điểm đặc biệt trong ngày, chẳnwg hạn dụ ngôn thợ làm vườn nho ghi nhận những giờ thứ ba, giờ thứ sáu và giờ thứ chín, là những thời điểm chính phân chia một ngày:

- Giờ thứ ba, 9 giờ sáng: “lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba” (Mc 15,25; x. Cv 2,15: những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba).

- Giờ thứ sáu, trưa: Chúa Giêsu khát nước bên bờ giếng Giacob, “lúc ấy chừng giờ thứ sáu” (Ga 4,6, bản dịch NTT x. St 18,27 G 5,14 Mt 27,45 // Mc 15,31 // Lc 23,24).

- Giờ thứ chín, 3 giờ chiều: “Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Êli, Êli lêma xabacthani, nghĩa là lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mt 27,46 // Mc 15,34; x. Cv 3,1; 10,30).

- Nửa đêm: “Đức Chúa phán thế này: vào quãng nửa đêm, Ta sẽ rảo khắp Ai Cập” (Xh 11,4; x. Tv 119,62; Mt 25,6; Mc 13,35; Cv 16,25).

- Các giờ khác trong ngày như: giờ thứ bảy, 1 giờ trưa (Ga 4,52), giờ thứ mười, 4 giờ chiều (Ga 1,39), giờ thứ mười một, 5 giờ chiều (Mt 20,6)

- Một thời gian riêng không tên trong ngày (Mt 8,13; 15,26; Lc 22,14; Cv 16,33; Kh 11,13).

Giờ như thời gian được ấn định trong chương trình của Thiên Chúa:

- Giờ Chúa Giêsu Kitô chịu khổ: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh...” (Ga 12,23-24; x. Mt 26,45 // Mc 14,41; Mc 14,35; Ga 12,27).

- Giờ bất chợt Chúa Giêsu Kitô trở lại: “Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24,36 // Mc 11,32; x. Mt 24,42-44 // Lc 12,39-40; Mt 25,13).

- Thời giờ trước khi Chúa Giêsu Kitô trở lại: “Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia ...” (Rm 13,11; x. 1Ga 2,18).

- Giờ Chúa phán xét: “Hãy kính sợ Thiên Chúa và tôn vinh Người, vì đã đến giờ Người phán xét ...” (Kh 14,7).

Linh Mục phaolô Phạm Quốc Túy - Phú Cường

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Cái chết trên thánh giá của Chúa Giêsu Kitô có tầm quan trọng trong Tân Ước. Nhờ cái chết do tình thảo hiếu tuân phục của Đức Kitô, Thiên Chúa ban cho các tội nhân ơn tha thứ và sự sống vĩnh cửu. Các Bí tích của Kitô giáo và...
Giờ
Giờ
Việc đo lường thời gian những ngày trong Kinh Thánh thường giống với cách phân chia thời gian khi ấy, với những giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín. Thời điểm cũng ghi nhận những khoảnh khắc đáng nhớ như giờ Chúa Giêsu Kitô chịu khổ nạn hay việc...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.