Giữ trọn lề luật

Dân Israel luôn hãnh diện vì họ là một dân có lề luật. Luật lệ mà dân Chúa lấy làm tự tin, kiêu hãnh vì luật phát xuất từ Thiên Chúa và được Môsê truyền lại cho dân thực hiện, tuân giữ. Tất cả lề luật, đặc biệt những điều khoản để dân Chúa trung thành, tín trung với Giao Ước Thiên Chúa, đã ký kết với dân của Người qua bàn tay của Môsê. Các bài đọc hôm nay cho chúng ta hiểu được ý Thiên Chúa đối với các giới răn, lề luật, huấn lệnh mà dân phải tuân giữ…

Thực tế, những giới răn, lề luật biểu lộ sự khôn ngoan và sáng suốt của dân Thiên Chúa giữa muôn dân được quy về hai giới răn “Mến Chúa – Yêu người” đã bị những luật sĩ, giới lãnh đạo tôn giáo lúc đó và Pharisêu làm cho biến dạng, đổi thay với thời gian làm thành đủ mọi thứ tập tục, đủ thứ cấm kỵ, khiến nó trở thành gánh nặng cho dân Chúa. Bài Tin Mừng của thánh Marcô cho chúng ta thấy thật rõ sự biến dạng này… Việc rửa tay trước bữa ăn là một việc làm tốt cho hợp vệ sinh, tuy nhiên, những người Biệt phái và Pharisêu đã thái quá vấn đề khiến nó trở nên lố bịch, giả hình, bề ngoài. Pharisêu và Biệt phái đã từ Giêrusalem đến Galilêa gặp Chúa Giêsu, họ phải vượt 170 cây số đường bộ để chỉ hỏi Ngài một việc là vấn đề rửa tay trước bữa ăn. Điều này chứng tỏ họ rất coi trọng việc tuân giữ các tập tục tiền nhân về việc thanh tẩy. Tập tục xưa, các tư tế rửa tay trước khi cử hành nghi lễ tôn giáo là để gột rửa các ô uế, hầu xứng đáng dâng của lễ lên trước mặt Thiên Chúa. Dân chúng bắt chước, rửa tay trước khi cầu nguyện với ý hướng tôn giáo. Tập tục này rất tốt. Tuy nhiên, càng ngày Biệt phái và Pharisêu càng làm cho những nghi thức này trở thành biến dạng, họ kêu trách bắt bẻ Chúa Giêsu đã không chỉ bảo cho các môn đệ của Chúa giữ các tập tục của tiền nhân, cha ông, nghĩa là không rửa tay trước bữa ăn.

Qua cơ hội đó, Chúa Giêsu đã dạy các Biệt phái, Kinh sư và Pharisêu bài học: “Cứ lo bề ngoài mà không chú tâm gì bề trong”. Bề ngoài xem ra là người đạo đức, thánh thiện nhưng bề trong lại đầy gian ác, độc dữ, gian tham: rửa tay, trau chuốt bên ngoài, xức nước hoa thơm nực, nhưng bên trong tội lỗi, xấu xa nào được ích gì?... Đi lễ, dâng của lễ cho Chúa nhưng lại sống bất hòa, bất hiếu với cha mẹ, sống nghịch, không hòa thuận với anh em, thì thực sự cũng chẳng làm đẹp lòng Thiên Chúa được. Chúa dạy: “Giữ các tập tục, giáo điều, truyền thống bề ngoài mà quên mất đức bác ái yêu thương thì cũng chẳng ra gì, cũng chẳng có ý nghĩa, giá trị gì!”. Đó chỉ là giả hình, bề ngoài như Chúa từng quở trách Pharisêu may rộng tua áo, mặc đồ lụng thụng, đeo tòng teng thẻ kinh ở tay nhưng đó chỉ là hình thức khoe khoang, tự kiêu, tự mãn… Đối với Thiên Chúa, chỉ có bác ái yêu thương mới quan trọng và lề luật tối thượng là “Mến Chúa Yêu người”. Bởi vì, Đạo của Chúa là Đạo Tình Yêu chứ không phải Đạo của một mớ những lề luật. Chúa Giêsu đã vạch mặt bọn giả hình, rửa tay bề ngoài quá dễ nhưng tẩy rửa trái tim, làm sạch tâm hồn mới là điều quan trọng. Cái xấu không phải từ bên ngoài mà phát xuất tự bên trong mà ra.

Điều quan trọng đối với mỗi người chúng ta là đổi mới trái tim, làm sạch tâm hồn. Bề ngoài cũng cần nhưng đừng để nó trở thành những điều phô trương, giả hình… Thiên Chúa đã dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia nói: “Ta đã chán ngấy các lễ tế của các ngươi. Thôi, đừng dâng lên Ta những lễ vật vô bổ nữa”, hoặc “Dân này chỉ tôn kính Ta ngoài môi miệng nhưng lòng của nó thì lại ở xa Ta”. Và ngôn sứ nói tiếp: “Hãy chấm dứt điều gian ác trước mắt Ta, hãy chấm dứt làm điều dữ, hãy học làm điều lành. Giúp đỡ người bị áp bức. Hãy ở công bằng đối với kẻ mồ côi, hãy bênh đỡ người góa bụa”. Thánh Giacôbê trong bài đọc 2 cũng viết: “Lòng đạo tinh tuyền và không chê trách được trước mặt Thiên Chúa Cha, ấy là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cơn cùng khốn và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian”.

Hãy nghe lời thánh Phaolô: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Co 13, 3).

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết tránh xa thói giả hình để chúng con đừng bắt chước Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái sống giả hình bề ngoài mà quên đi cái cốt lõi của Tin Mừng là “Sống bác ái yêu thương”.

Lm. Nguyễn Hưng Lợi, DCCT - GP. Đà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.