Hệ thống tổ chức Giáo hội của Công giáo ở Việt Nam (P25)

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ HỘI NHẬP

HỘI NHẬP QUA THỰC HÀNH MỘT SỐ NGHI LỄ CÔNG GIÁO

Nghi thức diễn xướng trong lễ Thánh Quan thầy giáo xứ, giáo phận

Ở nhiều làng Công giáo - xứ đạo vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy không quan niệm nhà thờ là ngôi đình làng nhưng thánh Quan thầy làng giáo - xứ đạo cư dân xem là Thành hoàng làng. Ngày lễ Thánh Quan thầy là ngày kỷ niệm Thành hoàng làng. Đó không phải là ngày lễ trọng, nhưng lại là một trong những ngày vui tươi, náo nhiệt của làng giáo - xứ đạo. Ngoài thánh lễ như bất cứ thánh lễ nào khác, lễ Thánh Quan thầy có những đặc trưng riêng.

Giáo phận Bùi Chu mừng lễ Thánh Đaminh, Quan thầy đệ nhị của giáo phận

Một cuộc đi kiệu xuất phát từ trong thánh đường. Thường là kiệu vàng, trên đó là ảnh hoặc tượng Thánh Gia (gia đình Chúa Giêsu). Kiệu được kết hoa lá. Quan viên đi trước kiệu mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn xếp, cầm bát bửu, thánh giá nến cao. Linh mục được che lọng vàng. Đi trước kiệu thường có ban nhạc, có thể là nhạc Nam (bát âm - nhạc cổ truyền thống người Việt), có thể là ban nhạc Tây (kèn đồng). Một số xứ đạo ở giáo phận Bùi Chu như xứ đạo Phú Nhai có múa trống, múa mõ, múa trắc, đi cà kheo... cùng hành tiến trước kiệu. Tất cả cùng hòa quyện làm cho nơi thánh đường ngày thường vốn tĩnh lặng nay trở nên náo nhiệt lạ thường.

Buổi tối ngày lễ Thánh Quan thầy, một số giáo xứ tổ chức vui văn nghệ. Một sân khấu nhỏ được dựng trong khuôn viên nhà xứ. Tiết mục văn nghệ là các bài thánh ca, ca ngợi Thiên Chúa, ca ngợi Đức Maria hoặc các thánh tông đồ, Thánh Quan thầy của làng giáo - xứ đạo. Một số xứ đạo tổ chức diễn kịch, trò tích lấy từ Kinh Thánh hoặc diễn lại hạnh tích thánh tử đạo để cổ vũ lòng sùng đạo. Cũng có khi là những hoạt cảnh diễn tả thói hư tật xấu “nhà đạo” với tiếng cười phê phán nhẹ nhàng mang tính xây dựng.

Cùng với lễ Thánh Quan thầy làng đạo giáo xứ là lễ Thánh Quan thầy giáo phận.

Lễ này thấy ở địa phận bên Đông, địa phận vốn do các giáo sĩ dòng Đa Minh cai quản. Lễ được tổ chức ở nhà thờ Chánh tòa giáo phận Bùi Chu (Nam Định).

Nếu như lễ kỷ niệm Thánh Quan thầy làng giáo - xứ đạo mang tính chất làng hoặc liên làng. Vì một số làng giáo - xứ đạo quanh vùng đến tham dự mà người Công giáo gọi là thông công, thì lễ Thánh Quan thầy đầu dòng là lễ vùng. Lễ của cả giáo phận Bùi Chu. Một số giáo phận thuộc dòng Đa Minh cai quản hoặc giáo dân thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) cũng đến tham dự.

Lễ Thánh Quan thầy đầu dòng diễn ra ở hai nơi. Một là tại nhà thờ Chánh tòa giáo phận Bùi Chu, tổ chức vào ngày 8.8. Hai là tại giáo xứ Phú Nhai (Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định), tổ chức vào ngày 8.12 ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vì là lễ Thánh Quan thầy giáo phận nên quy mô và hình thức tổ chức rất lớn. Do đông giáo dân tham dự nên lễ đài được làm ở ngoài trời. Với lễ ngày 8.8 ở nhà thờ Chánh tòa giáo phận Bùi Chu, chủ tế là Đức Giám mục giáo phận. Trước khi thánh lễ diễn ra là một cuộc đi kiệu, với kiệu Đức Mẹ kết hoa lá, kiệu thánh Đa Minh (Thánh Quan thầy đầu dòng). Có năm ở giáo xứ Phú Nhai, thay vì đi kiệu là hình ảnh con tàu, một giáo dân với trang phục và hóa trang trong vai thừa sai dòng Đa Minh “đi” trên tàu thể hiện việc thừa sai đi tàu từ ngoài biển vào truyền giáo tại giáo phận. Tiếp theo đến hội trống, hội trắc, hội mõ trong nhịp điệu hành tiến vừa gõ vừa múa. Đội kèn đồng tấu những điệu nhạc khi trầm hùng khi náo nhiệt. Trong cuộc đi kiệu có khi còn là mô hình chim phượng vừa hành tiến vừa múa. Trên kiệu vàng là tượng Đức Mẹ với xiêm y triều phục lộng lẫy. Tham gia đi kiệu là các linh mục, các nữ tu của giáo phận, là hội đoàn. Hội các Bà mẹ Công giáo mặc áo tấc đỏ, tay cầm ô cho thêm điệu đàng, hội con hoa, hội hát mặc áo dài trắng...

Những dịp kỷ niệm chẵn, có tới hàng vạn giáo dân về tham dự (năm 1958 có tới 3 vạn tín hữu). Nhiều người ở xa đi về từ chiều hôm trước. Các ngả đường dẫn đến nhà thờ Chánh tòa (dịp 8.8) và dẫn đến nhà thờ Phú Nhai (dịp 8.12) dòng người đổ về chật cả đường đi.

Lễ Thánh Quan thầy làng giáo - xứ đạo, lễ Thánh Quan thầy giáo phận được tổ chức như lễ hội làng, liên làng, lễ hội vùng tạo nên đặc trưng văn hóa làng Công giáo. Từ đó hình thành những tiểu vùng văn hóa - văn hóa làng Công giáo - xứ đạo, làm đa dạng, phong phú văn hóa làng Việt.

Để cho dễ nhớ, dễ thuộc lịch lễ lạy của đạo, người Công giáo ở những giáo phận Bùi Chu (Nam Định), giáo phận Phát Diệm (Ninh Bình) đã ca vè hóa lịch lễ Công giáo để truyền khẩu. Như:

Tháng Giêng ăn tết ở nhà

Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra Mùa.

Tháng Tư tập trống rước hoa,

Kết đèn làm Trạm, chầu giờ tháng Năm.

Tháng Sáu, kiệu ảnh Lái tim,

Tháng Bảy chung tiền đi lễ Phú Nhai.

Tháng Tám đọc ngắm Văn Côi

Trở về tháng Chín xem nơi chồng mồ

Tháng Mười mua giấy sao tua,

Trở về Một, Chạp, sang mùa ăn chay.

Với ca vè trên, ta gặp những vần ca quen thuộc, như Tháng Giêng là tháng ăn chơi... được lưu truyền trong dân gian. Người Công giáo dựa vào đó chuyển tải lịch lễ Công giáo cho tín hữu. Xin lưu ý, lịch lễ Công giáo trên được tính theo tháng Âm lịch, lịch của nhà nông. Vì vậy so với Tây lịch thường có “độ vênh” từ một đến hai tháng. Ví du tháng Hoa, Tây lịch là tháng Năm, nhưng trong lịch lễ trên là tháng Tư (tháng Tư tập trống rước hoa)... Có thể xem đây cũng là một nét của hội nhập văn hóa.

Nhiều lễ khác cũng được ăn nhập vào nếp sống người dân Công giáo như “Ba Vua lễ Nến, tết đến sau lưng”. Bởi lễ Ba Vua là vào ngày 6 tháng 1 dương lịch, còn ngày lễ Nến vào ngày 2.2 dương lịch, đó là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Hay “Lễ Ba Vua chết cua, chết cá” vì đây thường là thời điểm rét nhất trong năm. Hoặc lễ Rôsa (7.10) thì tra hạt bí, lễ Các Thánh (1.11) thì đánh bí ra...

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...