Hệ thống tổ chức Giáo hội của Công giáo ở Việt Nam (P27)

Công giáo với văn hóa Việt Nam từ sau Công đồng Vatican II đến năm 1975

Nghiên cứu về Công giáo với văn hóa Việt Nam thời kỳ này chúng tôi chia làm hai giai đoạn nhỏ: (1) Giai đoạn từ sau Công đồng Vatican II đến năm 1975; (2) Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

Do điều kiện lịch sử, Công đồng Vatican II chỉ đến được với Giáo hội Công giáo miền Nam. Những văn kiện của Công đồng dần dần được dịch ra tiếng Việt. Thời gian đầu, Công giáo miền Nam quan tâm trước hết đến vấn đề canh tân. Muốn canh tân phải bài trừ thủ cựu, bài trừ lối suy nghĩ, hành động cứng nhắc của đầu óc nệ luật. Đó là “vin vào luật, chỉ biết có luật theo nghĩa chữ, mà không tìm hiểu, áp dụng luật theo tinh thần, đồng thời coi luật như tất cả và giữ đúng như luật dạy là đủ và có bảo đảm trở thành người công chính”[1].

Báo Sống Đạo trước năm 1975, truyền tải sinh hoat Công đồng Vatican II

Tác giả Hoàng Gia Quảng trong bài viết Tinh thần canh tân kết luận: “Tóm lại, một canh tân đích thực phải là một thái độ thường xuyên, một sự trở về nguồn, một cuộc nhập thế trong hiện cảnh”[2].

Dòng Tên với Trung tâm Đắc Lộ đi đầu trong việc biên soạn, san dịch kinh lễ. Đáng kể nhất là bộ Đạo nhập thế, của một nhóm tác giả lấy tên là Thái Hòa gồm 32 tập nhỏ, tập hợp thành 2 tập lớn, gồm 812 trang khổ lớn in rônêô. Tập I, nhóm tác giả bàn nhiều đến quan điểm đạo đức học, vũ trụ luận và triết học phương Đông. Tiếp theo là những bài viết: Thử tìm hiểu việc thờ phụng tổ tiên và sự thần (từ tr. 29-37); Cách dùng trầm hương trong các tôn giáo (từ tr. 49-77); Để thánh lễ đi sâu vào tâm hồn (từ tr.78-82); Để linh động và cụ thể hóa kinh Cáo Mình đầu lễ (từ tr. 136-141) và được bàn luận trong các trang từ 166-168.

Khác với tập I, (nặng về lý thuyết và học thuật), tập II, Đạo nhập thế đi vào từng vấn đề cụ thể trong việc soạn lại bài giảng trong thánh lễ; Vấn đề canh tân trong Kinh Thánh với đề xuất dịch lại Kinh Thánh cả Tân Ước và Cựu Ước cho thuần Việt ngữ, dễ hiểu, phổ cập mọi tầng lớp tín hữu; Canh tân trong kinh lễ, phải biên soạn, san định lại sách lễ, sách nguyện và sách nói về lễ nghi, phụng vụ. Cuốn Đạo nhập thế biên soạn đưa ra trình tự giảng lễ cho mỗi Chúa nhật, cho ngày lễ trọng, soạn nội dung một số bài giảng cho linh mục, nội dung lời nguyện cộng đoàn.

Cuốn Đạo nhập thế của dòng Tên ra đời được các giáo phận miền Nam đón nhận. Sau một thời gian phát hành, thăm dò và thấy có tác dụng, nhóm Thái Hòa cho nhuận san, đóng tập và phát hành. Công việc được tiến hành vào cuối năm 1974, đầu năm 1975. Đức Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình đã gởi thư, viết lời giới thiệu cho Đạo nhập thế.

Nhưng có lẽ nổi bật nhất trong hoạt động canh tân và cũng là hội nhập văn hóa Công giáo được Giáo hội Công giáo miền Nam bàn đến sau Công đồng Vatican II là vấn đề Việt hóa đạo.

Việt hóa đạo

Đây là một vấn đề lớn từng diễn ra trong quá trình truyền giáo, phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam. Việt hóa đạo, hay tìm cách thích nghi phụng vụ Công giáo với văn hóa Việt Nam, đối thoại với nền văn hóa Việt Nam, với các tôn giáo truyền thống Việt Nam, đặc biệt với vấn đề thờ cúng tổ tiên... là vấn đề được đặt lại một cách nghiêm túc, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của Công giáo Việt Nam sau Công đồng Vatican II. Một thời gian dài trước Công đồng, Việt hóa đạo đã không được đặt ra từ phía Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tình hình trên dẫn đến một thực trạng :“Nếu những cơ sở vật chất của Hội Thánh tại Việt Nam thật là nhiều và đồ sộ, thì trái lại, những cơ sở tinh thần nhỏ bé, mỏng manh. Đến một cuốn giáo lý phổ thông cho người lớn cũng chưa có, nói chi là sách vở, báo chí thần học! Phần đông giáo dân chỉ biết sống với một mớ giáo lý rất khô khan và hời hợt đã được học từ hồi nhỏ, một số khác tiếp tục được nuôi dưỡng bằng những sách vở có tính chất tình cảm, những câu chuyện thiên về luân lý đạo đức hơn là sách vở có tính chất giáo lý”[3].

Một loạt bài viết đăng tải trên các tạp chí thần học Công giáo thực sự lo ngại về việc nhập cảng, tính cứng nhắc và bảo lưu thủ cựu của Giáo hội Công giáo Việt Nam. “Một số khách châu Âu sau những ngày thăm viếng ở Việt Nam đã tỏ vẻ thất vọng vì không tìm được cái gì mới mẻ, độc đáo trong lĩnh vực Phụng Vụ so sánh với những sáng kiến đôi khi táo bạo của các nước Phi châu cũng như một vài nước Á châu, như: Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan. Họ chỉ nhận thấy có một điểm thay đổi là tiếng Việt đã thay thế tiếng Latinh. Trái lại, họ vẫn còn nhìn thấy những kiểu áo, thấy những kiểu nhà thờ, bàn thờ, chân nến, tượng ảnh Tây phương lỗi thời... đến nỗi có người dám nói rằng họ có cảm tưởng như Việt Nam là một bảo tàng viện duy trì những đồ cổ Âu châu”[4].

Vì vậy nhiều học giả thần học Công giáo cấp tiến dựa trên tinh thần Công đồng Vatican II bàn nhiều đến vấn đề canh tân, đưa Công giáo hòa nhập với văn hóa Việt Nam. Tinh thần của Huấn dụ 1659 được nhắc lại với đoạn trích: “Có gì vô nghĩa bằng đem vào Trung Hoa nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay Ý Đại Lợi hay một nước nào khác ở Âu châu. Bổn phận chúng ta là đem đức Tin cho họ, đức Tin không loại bỏ, không hủy hoại mà còn bảo vệ lễ nghi và phong tục của các dân tộc, miễn là những nghi lễ và tập tục đó không có gì xấu”[5].

Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, các học giả thần học Công giáo cấp tiến mạnh dạn đề nghị Giáo hội Công giáo Việt Nam phải chấp nhận nền văn hóa Việt Nam. “Chấp nhận, lệ thuộc một văn hóa, một dân tộc, một hoàn cảnh địa lý và lịch sử mà không bị nô lệ, nhưng vẫn vượt qua, thăng tiến và vươn lên mãi tới độ hoàn thiện, đó là đặc điểm của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế”. Kinh Thánh được viện dẫn là: “Chúa Kitô đã đến trong dân Do Thái không phải để phá lề luật nhưng để hoàn tất lề luật đó” (Mt 5,17) để chống lại những tư tưởng định bác bỏ xu hướng Việt hóa đạo.

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương


1 Đỗ Xuân Quế, Óc nệ luật và tinh thần sáng tạo, Tạp chí Nhà Chúa số 22, tr. l.

2 Tạp chí Nhà Chúa, số 20, tr. 61.

3 Tạp chí Nhà Chúa, số 20, tr. 29.

4 Tạp chí Nhà Chúa, số 20, tr. 29.

5 Tạp chí Nhà Chúa, số 20, tr. 36

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Một quyển sách tôi đã “ngấu nghiến” từ Lời giới thiệu đầu tiên cho đến Thư mục tham khảo ở những trang cuối cùng. Thần Khúc - tuyệt phẩm của đại thi hào Dante, đã bước ra khỏi “cung điện hàn lâm” để những độc giả bình dân như tôi...
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Chắc chắn là không. Nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản thông tin có người bị gạt vì nghe lời dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”, hoặc tham gia các sàn ảo “làm ít ăn nhiều”.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Một quyển sách tôi đã “ngấu nghiến” từ Lời giới thiệu đầu tiên cho đến Thư mục tham khảo ở những trang cuối cùng. Thần Khúc - tuyệt phẩm của đại thi hào Dante, đã bước ra khỏi “cung điện hàn lâm” để những độc giả bình dân như tôi...
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Chắc chắn là không. Nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản thông tin có người bị gạt vì nghe lời dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”, hoặc tham gia các sàn ảo “làm ít ăn nhiều”.
Năng lượng từ sóng biển
Năng lượng từ sóng biển
Dự án điện sóng đầu tiên ở Mỹ chuẩn bị được lắp đặt ở cảng Los Angeles (bang California), và sau khi hoàn thành thử nghiệm có thể nhân rộng dọc theo Bờ Tây của nước này.
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Từ “hiện tượng” Bắc Bling
Từ “hiện tượng” Bắc Bling
Ca khúc “Bắc Bling (Bắc Ninh)” do Hòa Minzy, kết hợp cùng danh hài Xuân Hinh và rapper Tuấn Cry thực hiện mấy tuần qua, đã tạo nên một hiện tượng trên mạng xã hội.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...