Hệ thống tổ chức giáo hội của Công giáo ở Việt Nam (P2)

Quá trình hình thành giáo xứ, giáo họ của Công giáo ở miền Bắc từ buổi đầu đến năm 1954

Trùm trưởng các họ

Công đồng họp lần thứ nhất miền Bắc kỳ (Đàng Ngoài trong nước An Nam) năm 1900, Đoạn thứ III về trùm trưởng các họ trong phần thứ IV về sự coi sóc bổn đạo viết:

“... Trong mỗi một họ sẽ đặt một ông trùm chính và một ông trùm tùy, là người có phần nhân đức và là người hẳn hoi; chính họ đạo sẽ chọn lấy, rồi xin thày cả chiếu nhận để cho hai người ấy thay mặt thay quyền thày cả mà lo liệu mọi sự trong họ, coi sóc gìn giữ nhà thờ và ruộng đạo điền, gióng giả các tràng học kinh bổn cho có phép tắc, phân miêng phân xử các nố nhỏ mọn thưa gửi nhau trong họ, cùng bắt giữ các khoản lệ cho phải phép; lại ít là các ngày lễ, đứng đầu coi việc đọc kinh chung trong nhà thờ, và khi vắng người kẻ giảng, thì rao lịch cho người ta nghe biết ngày lễ và ngày kiêng thịt ăn chay; khi có kẻ liệt trong họ, thì chăm chút thăm nom, mà nếu bệnh ra nặng, thì cho đi rước thày cả, càng mau chóng càng hay, để kẻ liệt được ăn mày các phép sacramentô cho nên. Bởi đấy cho nên, thày cả càng phải gióng giả hết sức để các ông trùm được mạnh thế mà làm nổi việc; mà cũng một lẽ ấy, hoặc có thói trái nghịch nào đã lẻn vào trong họ, hoặc bổn đạo có điều gì bất bình dức mắng nhau, hay là có đôi nào toan lấy nhau v.v., tóm lại sự gì thuộc về quyền cai quản coi sóc bổn đạo, thì là chính việc buộc ông trùm phải trình đấng làm thày cho hết.

Các ông trùm các họ trong xứ nội sẽ lập một hội chung vuối nhau gọi là hàng phủ, mà khi đã trình thày cả, thì sẽ chọn trong hội ấy hai người làm chánh trương và làm phó trương hàng phủ để khi đến ngày lễ trọng nào hay là hàng xứ có việc gì chung, thì hai người ấy đứng hội hợp các trùm các họ; song le về những việc khí hệ trọng, thì không được làm gì khi thày cả chính xứ chưa ban phép...”

Đoạn thứ IV: về các tràng dạy kinh bổn trong phần thứ IV của công đồng cho biết một số chức vị trong xứ, họ đạo đảm nhiệm công việc dạy kinh bổn như sau:

“... Trong mỗi một họ sẽ tùy số trẻ được nhiều hay là ít thể nào, mà bầu một hay nhiều quản giáo nữ để dạy trẻ nữ, để các trẻ nam nữ học kinh bổn cần và tập tành nó về phép tắc nết na, cùng bảo ban cách thức phải giữ trong nhà thờ, và trong các lễ phép chung làm trong nhà thờ nữa. Các quản giáo sẽ dạy các trẻ nhưng không, song le họ nào phải thu xếp liệu lượng cách nào tùy nghi để mà thưởng công khó nhọc các quản giáo. Còn về sự bầu quản giáo thì trùm họ và viên chức phải hợp nhau mà bầu, rồi trình thày cả ưng nhận, mà thày cả cũng phải chăm chút xem sóc cho cả trẻ con cả cha mẹ chúng nó tôn kính đấng bậc quản giáo cho xứng chẳng dám lấy làm thường bao giờ...”.

Bảng so sánh chức vụ trong tổ chức xứ, họ đạo địa phận thuộc dòng Đa Minh, địa phận thuộc Hội Thừa sai Paris quản lý và địa phận Vinh

Trên cơ sở được quy định bởi Công đồng miền Bắc kỳ (Đàng Ngoài trong nước An Nam) các giáo phận thuộc dòng Đa Minh và Hội Thừa sai Paris triển khai thực hiện.

Cuốn Sử ký địa phận Trung viết: “Trong các xứ hay là trong hầu hết các xứ, về cả địa phận thường có một hội chung quen gọi là hàng phủ hay hàng xứ, tùy từng nơi, có những người hòa mục về các bản xứ vào trong những hội chung ấy. Vậy việc chung ấy là thu xếp các việc chung trong cả bản xứ, hoặc là việc đời, hoặc là việc đạo, như khi làm lễ nào trọng thể, hay là việc gì khác, có cả bản xứ phải thông công. Thường các hội chung này có một người là chánh trương và một trong hai người làm phó trương, lại có một người khác quen gọi là thư ký giữ sổ thu tiêu: mà đừng kể hai ông chánh phó trương và ông thư ký, thì lại có ít nhiều ông khác có chức nọ, chức kia trong hội chung ấy mặc đòi việc đã giao cho các ông ấy, và khi hội đồng bàn soạn hay là làm việc chung gì bản xứ thì phải cứ thứ tự trên dưới tùy chức tùy bậc ai nấy[1].

Ở các xứ đạo trong các địa phận thuộc Hội Thừa sai Paris, các chức vụ trong xứ đạo giống như địa phận thuộc dòng Đa Minh. Chỉ có điểm khác là tên gọi, thay vì gọi Hội đồng hàng phủ (hay hội đồng hàng xứ) thì gọi là Ban Hành giáo xứ. Riêng địa phận Vinh có chức vụ trong xứ đạo gồm: Trùm trưởng: người đứng đầu xứ; Trùm phó: người giúp việc cho trùm trưởng; Thư ký: trông coi việc sổ sách, thu chi... Tất cả được tập hợp trong một tổ chức với tên gọi: Ban Chức việc xứ hay còn gọi là Ban Câu - Trùm[2].

Cùng với việc hình thành chức vụ trong xứ đạo là việc hình thành chức vụ của họ đạo, dâu đạo (khu, xóm). Với địa phận thuộc dòng Đa Minh các chức vụ trong họ đạo gồm: Trùm trưởng, trùm tùy (phó), ông trương, bà trương, thư ký trong một tổ chức với tên gọi: Ban Hành giáo họ. Các chức vụ trong dâu đạo là trùm (cũng có khi là thủ dâu), thư ký. Với địa phận Hội Thừa sai Paris (trừ địa phận Vinh), các chức vị trong họ đạo gồm: Trùm trưởng, trùm phó, quản giáo, thủ dịch được tập hợp trong tổ chức gọi là Ban Hành giáo họ. Các chức vị trong dâu đạo gồm: Trùm, thư ký. Với địa phận Vinh các chức vụ trong họ đạo gồm câu/ trùm, giáo biện, biện việc... được tập hợp trong một tổ chức có tên gọi Ban Chức việc họ. Ta có bảng so sánh sau:

Chức năng của các chức vụ trong họ đạo

Trùm trưởng, câu/trùm lo việc chung của họ đạo. Trùm phó, câu (với địa phận Vinh) giúp việc cho trùm trưởng. Mỗi họ đạo có một hoặc hai người giữ chức vụ đảm nhiệm dạy giáo lý cho trẻ nhỏ. Đó là ông trương, bà trương (địa phận thuộc dòng Đa Minh), quản giáo (địa phận thuộc Hội Thừa sai Paris), giáo biện (địa phận Vinh). Thư ký, thủ dịch, biện việc lần lượt của địa phận thuộc dòng Đa Minh, địa phận thuộc Hội Thừa sai Paris, địa phận Vinh, lo việc sổ sách, giấy tờ và một số công việc của họ đạo. Ở địa phận thuộc dòng Đa Minh và Hội Thừa sai Paris các chức vụ trong dâu đạo là trùm quản lý công việc của dâu, thư ký lo việc giấy tờ. Sau này ở các xứ đạo miền Bắc thấy có thêm chức tuần kiểm lo việc giữ gìn trật tự trong nhà thờ. Với phiên đạo đứng đầu là trùm phiên lại có chức trùm phiên nhưng là trùm santi lo việc chầu Thánh Thể.

Ớ xứ, họ đạo Công giáo còn có một vài người phục vụ trong nhà thờ, nhà xứ, giúp việc linh mục được gọi là bõ, sãi. Bõ (còn gọi là bõ ngãi) vì trong các tài liệu đương thời, bõ ngãi thường được viết liền nhau. Bõ có thể là nam giới cũng có thể là nữ giới. Họ thường là những người già cả thân cô, thế cô, có lòng mộ đạo và sự tận tâm trong công việc phục vụ. Bõ là người lo giặt giũ, nấu nướng cơm nước cho linh mục. Sãi, (có nơi gọi là ông từ) là người lo đóng mở cửa nhà thờ, đặc biệt là kéo (hoặc đánh) chuông hàng ngày ở nhà thờ.

(còn nữa)

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương


1. Sử ký địa phận Trung, Sđd, tr. 210.

2. Tên gọi Ban Hành giáo xứ, Ban Chức việc xứ hay Ban Câu trùm được ghi nhận bởi tài liệu điền dã, hiện chúng tôi chưa tìm ra văn bản ghi chép đương thời.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…