Họa sĩ có biệt tài dùng màu tối với nhiều cung bậc...

Ðó là họa sĩ Ðinh Cường (1939 - 2016). Sinh tại Thủ Dầu Một - Bình Dương, là người gốc miền Nam nhưng ông lại có duyên nợ với đất Thần Kinh - Huế.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1963, năm sau ông lại tốt nghiệp Giáo khoa hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Ðịnh. Ông trở về Huế rồi trở thành giáo sư của trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, trường mỹ thuật duy nhất của miền Trung khi ấy. Bên cạnh việc này, ông còn mở lớp họa riêng và dạy về hội họa tại trường nữ trung học Ðồng Khánh (Huế).

Trong thời gian giảng dạy và hoạt động nghệ thuật ở đây, ông đã góp phần làm nên danh tiếng nghệ thuật trong một chặng đường phát triển hội họa Việt Nam nói chung và Huế nói riêng cùng với các họa sĩ đồng trang lứa như Tôn Thất Ðào, Phạm Ðăng Trí, Tôn Thất Văn, Ðỗ Kỳ Hoàng, Vĩnh Phối, Dương Ðình Sang…

Ðinh Cường là họa sĩ đầy cá tính, đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong lòng mỗi học trò, bạn bè và công chúng yêu nghệ thuật. Từ 1964 đến 1975, ông góp phần đào tạo nhiều lớp họa sĩ tên tuổi, không chỉ ở Huế mà cả nước.

Ông tổ chức nhiều cuộc triển lãm cùng với Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn, Phạm Ngọc Minh, Hoàng Ðăng Nhuận. Tháng 10.2016, cuộc triển lãm “Hồi cố”, một cuộc triển lãm ấn tượng đáng nhớ của các họa sĩ Huế đã mất, trong đó Ðinh Cường có các tác phẩm Chiều tan, Tiếng thu, Ðò Sông Hương (sơn dầu), Thiếu nữ Huế (sơn mài).

Tác phẩm của Ðinh Cường luôn ẩn hiện bóng dáng người phụ nữ, dù tranh phong cảnh hay chỉ là làn sương lất phất buổi sáng cũng thấp thoáng hình ảnh thiếu nữ mảnh mai, lặng thầm, sâu kín, làm cho người xem yêu thích, bận lòng suy tưởng. Nhắc tới Ðinh Cường, người yêu nghệ thuật nghĩ ngay đến dòng tranh thiếu phụ đài các, ẩn hiện bên thành quách rêu phong, trong cảnh có người và trong người có cảnh, rất mỹ miều và sang trọng.

Ðinh Cường có biệt tài dùng màu tối với nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau, dù màu đậm, vẫn ửng lên mảng sáng dù rất mờ ảo, nhẹ nhàng. Tranh của ông có âm điệu hơi thở cuộc sống gần gũi, dung dị và quen thuộc, rung cảm, lắng đọng, man mác, lửng lơ như bức tranh Thạch thảo, Ðể nhớ Huế (sơn dầu).

Các học trò thường nói với nhau rằng, bài hình họa nào mà thầy Cường đụng vào là bài đó “đạt chuẩn”, vì ông rất vững vàng về kỹ năng tạo hình, có tư tưởng nghệ thuật phóng khoáng luôn khuyến khích việc sáng tạo, khám phá.

Năm 1989, Ðinh Cường sang định cư ở Mỹ với vợ và ba con tại bang Virginia.

Nói về ông, nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân viết: “…Và tôi nghĩ tới Ðinh Cường đã đi, đã miên man với hình hài, màu sắc mà có khi đã ra ngoài hội họa, vậy thì con đường đó là dài và đẹp, là không nhằm một chủ ý thiển cận nào, đi mà không cần biết đến…”. Trịnh Công Sơn nói về Ðinh Cường: “Trong hội họa, tôi gọi Ðinh Cường là thi sĩ của hoài niệm, điều này có lẽ do Ðinh Cường đã định hình được một phong cách riêng, tạo ảnh hưởng cho nhiều họa sĩ miền Nam và cả nước sau 1975”. Phạm Thanh Châu nhận xét: “Họa sĩ Ðinh Cường, khu vườn lộng lẫy của những cung bậc ký ức”. Còn họa sĩ Bửu Ý thì bảo: “Ðinh Cường đâu, Huế đó”.

LM Giuse Nguyễn Hữu Triết

Trưởng ban Mục vụ Văn hóa TGP.TPHCM

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...