Ngôi Lời đã làm người

Các bậc hiền triết trong nhân loại xưa nay đều có chung một khắc khoải, đó là kiếm tìm con đường để “thành nhân”. Có thể nói đó là con đường nối liền giữa nguồn gốc và đích đến của kiếp nhân sinh. Theo niềm tin Kitô giáo, để thực sự là người, nên người hay làm người cách đúng nghĩa, chắc chắn không có con đường nào khác ngoài con đường mà Đấng Tạo Thành đã vạch ra ngay từ thuở ban đầu. Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Người (x.St 1,27). Đến thế gian, Đức Kitô vốn là hình ảnh Thiên Chúa vô hình đã khai mở cho nhân loại con đường phát triển và hoàn thiện hiện hữu của mình (x.Col 1,15). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên tự giới thiệu mình là con đường dẫn đưa nhân loại vào sự thật viên mãn để được sống đời đời (x.Ga 14,6).

“Này Ta báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Con đường để làm người đích thật đã mở ra với nhân loại. Đó là Đức Kitô, Đấng hạ sinh trong hang lừa năm xưa được các thiên thần loan báo cho các mục tử, Đấng mà khi công khai rao giảng Tin Mừng đã từng nhiều lần tự xưng là “Con Người” và đó cũng là Đấng gánh tội nhân trần mà Philatô đã giới thiệu với dân chúng Do Thái: “Này là Người !” (Ga 19,5).

1.Con đường làm người: Đón nhận hiện hữu trong niềm tri ân

Đấng Sáng Tạo đã tự nguyện vào kiếp được tạo thành. Đây là lời mạc khải căn bản cho nhân loại. Loài người chúng ta là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có. Đấng làm người đang nằm giữa vòng tay mẹ cha là lời khẳng định rằng mọi loài, nhất là loài người chúng ta, đều có cội nguồn là tình yêu. Nhờ tình yêu của mẹ cha, ông bà và tha nhân gần xa, chúng ta có mặt ở đời này. Bởi tình yêu của Đấng Tạo Thành chúng ta được làm người.

Làm người đúng nghĩa thì trước tiên cần khiêm nhu nhìn nhận hiện hữu của mình là một ân ban. Con người chào đời, tồn tại và phát triển là nhờ công ơn những ai đó thì sẽ dẫn đến hệ quả kéo theo là sự hiện hữu con người chỉ có ý nghĩa khi thực sự hữu ích cho tha nhân.

2.Con đường làm người: Nhiệt tâm cống hiến trong tình liên đới

Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một để cho thế gian được sống muôn đời (x.Ga 3,16). “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mt 20,28). Khi lập mưu, toan tính sát hại Chúa Giêsu, Thượng tế Cai Pha đã không ngờ câu “tuyên án” của ông: “Thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 12,50), đã nên như một lời tuyên sấm, nghĩa là nói lên chương trình, ý định của Thiên Chúa. Tin Mừng còn thêm: “Chúa Giêsu chết không chỉ thay cho toàn dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52). Chắc hẳn Philatô cũng đâu có ngờ lời giới thiệu của ông năm xưa: “Này là Người!” đã trở thành lời mạc khải hướng dẫn nhân loại biết sống như là con người.

Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện liên đới với nhân loại đông đúc. Người đã nhận lấy hậu quả tội lỗi của nhân loại vào chính thân thể Người. Trước đó ít giờ, Người đã minh nhiên mời gọi các môn đệ hãy cầm lấy mà ăn thân thể Người, tấm thân sẽ bị nộp vì chúng ta (x.Lc 22,19).

Này là Người, Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện trao ban toàn bộ sự sống của mình để cho thế gian được ơn tha thứ, hầu được sống và sống dồi dào. Này là Máu Thầy đổ ra cho anh em và mọi người được tha tội (x.Mt 26,28). Ngay cả giọt máu, giọt nước cuối cùng từ trái tim mà Người vẫn tuôn ban, để cho nhân loại lãnh nhận hồng ân vô giá là Thánh Thần (x.Ga 19,31-37). Hài nhi Giêsu khi chào đời đã được đặt nằm trong cái máng ăn của súc vật là một dấu hiệu tiên trưng cho sự hiến thân của Người là làm lương thực thần linh cho nhân loại được sống và sống đời đời.

Một sứ điệp chính của mầu nhiệm Giáng sinh: “Ngôi Lời đã làm người” (Ga 1,14). Này là Người! Khởi đầu là một Hài Nhi mới sinh giữa vòng tay mẹ cha, được bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ và kết thúc là một Con Người tự hiến thân làm lễ vật trên thập giá. Con đường làm người đã mở ra, đó là con đường đón nhận những gì mình là, mình có trong niềm tri ân cảm tạ. Đó cũng là con đường sống liên đới với tha nhân trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, nhất là trong tình cảnh tội lỗi của nhau. Con đường ấy cũng là con đường nhiệt tâm cống hiến để giúp nhau tồn tại, phát triển mọi mặt, và nhất để được hưởng hạnh phúc muôn đời.n

Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa - Gx. Phúc Lộc, Ban Mê Thuột

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.