Mái trường bổ túc một thời

Hơn ba mươi tuổi, cuối thế kỷ XX, tôi học lại lớp 10 - vốn đã dở dang từ mười mấy năm trước. “Già rồi còn đi học”, có người bâng quơ nói vậy.

Học viên phần đông toàn lứa tuổi “già rồi”, có gia đình con cái đề huề, nhiều người cũng đã đi làm ở các ngành nghề khác nhau, đến từ nhiều nơi khá xa.

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện xây cất nhẹ, phòng ốc giản đơn không khác một ngôi trường tiểu học ở vùng sâu với hai dãy lớpngay cạnh phòng giáo dục. Từ Trung tâm có thể nhìn ngay ra chợ thị trấn.

Mỗi tuần lớp hội tụ hai ngày vào thứ bảy, Chúa nhật, học bốn buổi. Thầy cô từ trường THPT và một số trường cấp II được mời giảng các môn học theo sách giáo khoa nhưng giản lược. Chương trình “chạy” rất nhanh, các tiết học loang loáng qua...

Nhớ về thời ấy, trong tôi còn ấn tượng thầy Hồng với mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ đến từ một trường THPT, dạy môn lịch sử. Thầy dạy khá cuốn hút bởi chất giọng, sự chuẩn bị. Nếu các môn khoa học tự nhiên “đi” quá nhanh khó theo kịp, lịch sử ở hệ bổ túc dễ học dễ nhớ và không đuối. Thầy Hồng dạy có trách nhiệm, để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong người học bởi phong cách trân trọng học viên có tuổi, thân ái và luôn nhẹ nhàng.

Cũng có những giáo viên giỏi đứng lớp bổ túc, như thầy Thịnh, vốn là Hiệu phó trường THPT của huyện hay thầy Kiệt, từng là Hiệu trưởng, phụ trách môn địa lý. Thầy Dưỡng dạy vật lý vui vẻ, kiên nhẫn, cũng là giáo viên giỏi.

Tôi vẫn nhớ cô Oanh dạy hóa học giọng thánh thót, luôn vào lớp với tà áo dài. Cô Thúy dạy văn đến từ trường cấp II luôn chăm chút cho bài giảng. Cô Hương dạy sinh học để lại một bài hát “Cắt nửa vầng trăng, chẻ đôi câu thơ...”da diết vào buổi liên hoan.

Bổ túc khi ấy đúng chữ tối giản, ba năm THPT cộng đi cộng lại chừng sáu tháng thực học đã bước vào thi tốt nghiệp, nói công bằng: học và dạy như... bay!

Chúng tôi, những học viên có tuổi, không ít anh chị đã ngoài bốn mươi, nhưng vẫn trân trọng những khoảnh khắc “hồi xuân” quay lại cầm phấn viết: cũng bầu lớp trưởng, lớp phó, hùn tiền tổ chức đi biển, thăm bạn bị bệnh, liên hoan khi có dịp... y như tuổi trung học của cánh xì tin. Lớp chia nhau chăm sóc bàn giáo viên với khăn, hoa, vệ sinh lớp học. Mỗi tiết học mới đều có bạn mang nước mời thầy cô. Ðến dịp 20 tháng 11, chúng tôi cũng công phu tổ chức liên hoan tươm tất, rộn ràng với tiệc thịnh soạn: cá đuối hấp, giò chả, bia... Âm vang chia sẻ, hàn huyên thân mật.Trải nghiệm đời sống của tuổi trung niên khiến chúng tôi nâng niu không khí của những ngày đến lớp hơn chăng?

Khóa học bổ túc kết thúc đã lâu. Những học viên ngày ấy nay đã ngoài năm mươi, ở bốn phương trời. Các thầy cô giờ đã đổi thay. Có người về hưu, người đổi nhiệm sở, cũng có người chuyển về nơi khác sinh sống. Và có cả những thầy cô chúng tôi vẫn gặp hằng ngày với nụ cười nhẹ nhõm thân tình, vẫn miệt mài đến trường trên chiếc xe gắn máy...

Huyện đã thành thị xã, thị trấn trở thành phường, khu vực Trung tâm giáo dục thường xuyên mọc lên khu thương mại hoành tráng... Dấu vết trường học cũ không còn, nhưng vẫn in đậm trong lòng chúng tôinhững kỷ niệm, bồi hồi mỗi khi có dịp đi ngang chốn ấy...

CÔNG NGUYÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…