Miệt mài học tập để phục vụ đàn chiên

Đi học, đi dạy, mục vụ giáo xứ, làm việc giúp địa phận, linh mục Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ - chánh xứ Trung Bắc - TGP.TPHCM, đã từng ngày dốc hết sức mình viết thành từng trang tận tụy trong cuốn nhật ký của đời phục vụ.

Tiến sĩ tâm lý

Cha Thụ lãnh tác vụ linh mục vào năm 1998. Nay, gần tròn 20 năm trong vai trò mục tử thì cũng là từng ấy năm cha miệt mài với việc học. Năm 1997, đang là phó tế giúp xứ Lộc Hưng (TGP. TPHCM), cha thi vào khoa tâm lý của Đại học Sư phạm TPHCM. Trước đó, khi tốt nghiệp phổ thông, cha từng học qua trung học sư phạm rồi đi dạy ở trường tiểu học. Nhưng vì tập trung cho ơn gọi nên khi quay lại ghế nhà trường thì đã luống tuổi. Hồi tưởng lại năm đầu tiên làm sinh viên, vị mục tử ngoài 50 này cho biết mình luôn cảm thấy áp lực bởi trong lớp, tuổi của cha khi đó gần... gấp đôi tuổi của các “bạn” học. Có mấy giảng viên còn đùa với cha: “Anh Thụ đi cho vui chứ giờ sao học nổi nữa”. Ấy vậy mà nhờ sự kiên trì cùng ý chí, cha đã vượt qua từng môn, đậu thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp và luận văn của ngài cũng đạt giải nhất nghiên cứu khoa học tại Hà Nội. Năm 2001, cha Thụ về làm chánh xứ Tân Châu (TGP.TPHCM) và lại tiếp tục học lên thạc sĩ. Cuối năm 2009, cha sang Philippines du học ngành tâm lý. Về nước, ngài nhận chức vụ chánh xứ Trung Bắc, vẫn duy trì việc học lên cao nữa và vừa bảo vệ xong luận án tiến sĩ tâm lý.

Trước đây vốn mê ngành xã hội nhưng khi cha có cơ hội tiếp xúc, sinh hoạt nhiều với giới trẻ trong thời gian còn là thầy giúp xứ Vườn Chuối, cha lại lựa chọn theo đuổi lĩnh vực tâm lý. Ngài tâm niệm: “Lĩnh vực này giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu, đi sâu vào đời sống nhân cách của con người. Và mục đích cuối cùng của việc ứng dụng nó là để cải thiện chất lượng sống”.

Tuy dồn nhiều tâm huyết vào việc học nhưng trong suốt quãng đường phục vụ, chưa bao giờ cha lơ là chuyện giáo xứ. Đối với cha, việc học và mục vụ luôn phải song hành với nhau. Hồi cha về Tân Châu, giáo dân ở đây còn tản mác khắp nơi. Do cha sở tiền nhiệm đột ngột qua đời nên gần 7 năm, giáo xứ vắng bóng người dẫn dắt. Cha Thụ bắt tay vào việc quy tụ, vực dậy một xứ đạo nơi vùng ven đô sầm uất, từ những việc nhỏ nhất. Đích thân cha đi đến thăm nhà giáo dân để kêu gọi họ đi lễ trở lại và tham gia sinh hoạt tại xứ. Lúc đầu giáo xứ chỉ có vỏn vẹn 2 hội đoàn, cha lập thêm Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Bà Mẹ Công giáo, Gia Đình Phạt Tạ... và dần đưa hoạt động vào quy củ. Khi nguồn nhân lực ở xứ bắt đầu có sự khởi sắc, thì yếu tố về không gian sinh hoạt lại khiến người chủ chăn trăn trở không yên. Năm 2006, sau khi bảo vệ xong luận văn thạc sĩ, cha cho xây mới lại nhà thờ trên diện tích đất cũ 1.000m2.

Nhận bằng tiến sĩ sau 20 năm miệt mài đèn sách

Những năm còn là cha phó, vì công việc chưa nhiều, lại được các cha sở tạo điều kiện nên giờ giấc học hành cũng thoải mái. Đến khi làm chánh xứ, lượng công việc phải đảm trách tăng lên, nên cha thường xuyên ngủ muộn vì đêm khuya lại chong đèn tiếp tục đọc tài liệu. “Tôi theo đuổi việc học vì nhận thấy nếu hành trang mục tử của mình chỉ có kiến thức thần học, triết học thôi thì chưa đủ để làm mục vụ. Thêm nữa, theo đòi hỏi của Giáo hội, linh mục còn cần phải thường huấn suốt đời. Đi học với tôi không phải chỉ để lấy bằng mà cũng là tự tạo cho mình một sức ép để duy trì việc thu nạp thêm kiến thức” cha nói.

Vận dụng những hiểu biết đã tích lũy được từ trường lớp, cha đã khéo léo lèo lái con thuyền giáo xứ, đồng thời cũng nâng đỡ, chia sẻ với các tu sĩ. Từ 17 năm nay, cha gắn bó với việc dạy môn tâm lý cho các lớp học liên dòng. Bên cạnh đó, ngài cũng giữ vai trò là một người tư vấn tâm lý, đặc biệt về đức tin cho các anh chị em tu sĩ.

Bố mến thương

Là tuyên úy cho phong trào Thanh Sinh Công, cha Thụ không chỉ hướng dẫn, đồng hành mà còn như người bạn lớn luôn cận kề giới trẻ. Mỗi lúc liên đoàn cần tổ chức một chương trình hay có kế hoạch gì, cha con lại đi uống với nhau một chầu cà phê để bàn bạc công việc. Trong mắt giới trẻ, cha là một người giản dị, quyết đoán và làm việc rất khoa học. Ngài trầm tính nhưng lại gần gũi vô cùng. Khi phục vụ giáo xứ, cha thường hay cùng các bạn đi cắm trại, đi chơi. Buổi tối trong những chuyến đi ấy, cha con hay ngồi quây quần chuyện trò ấm cúng. Có biết bao tâm sự, giãi bày của người trẻ, cha đều kiên nhẫn tiếp nhận và cho lời khuyên. Hay chỉ giản đơn là ngồi bên cạnh im lặng lắng nghe, cũng đủ để khiến họ cảm thấy ấm lòng.

Giới trẻ các giáo xứ quen gọi cha là “bố” và dành cho ngài nhiều tình cảm mến thương, bởi trong từng sự lo liệu, chăm chút của cha cho họ đều mang dáng dấp của một ông bố bảo bọc đàn con. Cha để ý quan sát đám chiên con, bạn nào có năng khiếu gì ngài sẽ gởi gắm đến tham gia các lớp học trong thành phố. Ngài còn mời giáo viên, thầy dòng Donbosco về dạy các em chơi đàn guitar, organ, trống... tại nhà thờ. Kết thúc năm học, vị linh mục luôn có thưởng để động viên thiếu nhi, giới trẻ chăm học hơn và cách thưởng tặng của ngài lại linh hoạt nên các bạn rất thích thú. Vào dịp tổng kết, nếu bạn nào đạt điểm cao, cha sẽ chở đến cửa hàng và mua tặng một chiếc xe đạp. Ngài dí dỏm: “Chở tụi nhỏ đi nhiều khi cũng hồi hộp lắm. Lỡ mà chỉ chiếc xe mười mấy triệu thì chết. May, chiên con thương ông cha xứ nên… nương tay”. Còn riêng những học sinh cấp 3 hoặc sinh viên đang học cao đẳng, đại học, cha cho tự chọn những gì họ thích, mua về rồi tự gói thành món quà đợi đến ngày phát thưởng chung.

Vun đắp cho giới trẻ, cho giáo xứ là thế nhưng với bản thân, cha lại luôn cần kiệm. Quần áo xuề xòa, đơn giản. Lần đưa nhóm trẻ đi Đà Lạt chơi, cha bị một bạn “phát hiện” ra đôi vớ mà theo bạn ấy diễn tả thì đã “rách một lỗ to đùng, con cún nhà con còn chui qua được”. Lúc đó, cha chỉ cười trừ: “Còn tốt chán, thay làm gì cho tốn kém!”.

Dưới sự dẫn dắt của cha, người trẻ đã học được nhiều điều từ phong cách sống, cách đối nhân xử thế cho đến nỗ lực học tập. Ngược lại, khi sát cánh với trẻ, cha Thụ chia sẻ mình cũng đã nhận được nhiều điều và không ít lần gục ngã còn được họ vực dậy: “Sau cú sốc tinh thần khi mẹ tôi mất, cộng thêm việc xây dựng, cải tạo khuôn viên ở xứ Trung Bắc còn bộn bề, tôi đã có ý định từ bỏ không học lên tiến sĩ nữa. Thiếu nhi biết được, bọn nhỏ ngăn và động viên tôi bước tiếp. Tấm bằng tiến sĩ này không phải của tôi đâu, là nhờ công của mấy đứa nhỏ”.

THIÊN LÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.