Những biểu hiện cụ thể của hội nhập nghi lễ Công giáo trong văn hóa Việt Nam (P15)

Với những lễ hội Công giáo được biểu hiện qua những cuộc đi kiệu dịp lễ thánh quan thầy trình bày ở các bài trước, chúng ta thấy có nhiều yếu tố Nam (Việt Nam - một cách gọi tắt dân dã). Những yếu tố Nam mở rộng ra còn phải kể như nhà thờ Nam, chuông Nam... Tất cả tạo nên một thế ứng xử chắt lọc những yếu tố Tây phương.

Với những yếu tố Nam đậm nét, lễ hội Công giáo góp phần quan trọng vào văn hóa Công giáo. Việc hội nhập văn hóa và tiếp thu có chọn lọc làm cho tín hữu Việt thực sự sống đạo bằng tâm linh, nếp nghĩ, lối ứng xử của mình. Lễ hội Công giáo đã giúp mở rộng không gian, thời gian cho mỗi tín hữu, mỗi cộng đoàn. Những lễ hội với nghi thức, nội dung văn hóa Việt trở thành phương cách nâng tâm tình tôn giáo người Việt Nam Công giáo lên. Những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian còn tạo nên những tần số dễ rung cảm, cố kết cộng đồng, tạo sự giao hòa giữa cá nhân cũng như cộng đồng Dân Chúa với Thiên Chúa. Vì vậy người Việt Nam Công giáo ở làng giáo - xứ đạo ai cũng háo hức đón chờ, tham dự lễ hội Công giáo. Họ tự nguyện dọn dẹp nhà thờ, bó cột cờ, chăng đèn, kết hoa, tập ca hát, múa, tập tế, thổi kèn, đánh trổng, mõ, trắc, đi kheo. Ngày hội đến, không gian làng giáo - xứ đạo bừng lên, náo nhiệt, sống động vui tươi.

Lễ hội Công giáo có lẽ mang được hầu hết các nội dung của một lễ hội truyền thống: hát, hò, trò, tích. Ở đó có hát thánh ca, có múa mõ, trắc trống, có thuật lại việc các giáo sĩ đi thuyền vào truyền giáo (lễ hội ở xứ đạo Phú Nhai). Lễ hội Công giáo là dịp làng giáo - xứ đạo biểu dương sức mạnh cộng đồng được đoàn ngũ hóa, được diễn ra theo một trật tự, một khuôn mẫu. Dịp lễ hội cùng là dịp người dân quê từ già đến trẻ ngày thường chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” được thi thố tài năng, được thể hiện tài nghệ của mình trước cộng đoàn làng - xứ.

Lễ hội Công giáo góp phần quan trọng hun đúc đức tin của người Công giáo, truyền tải nội dung Công giáo, cổ xúy lòng sốt sắng thờ lạy Thiên Chúa. Nó làm cho bộ phận cư dân Việt Nam - Công giáo không những được củng cổ mà còn góp phần liên kết cộng đồng cư dân Việt Nam Công giáo với cộng đồng dân tộc, làm cho cộng đồng cư dân Việt Nam - Công giáo không còn xa lạ trong cộng đồng dân tộc. Lễ hội Công giáo vì vậy trở thành một bộ phận của lễ hội truyền thống Việt Nam, ở đó lưu giữ một số nội dung cùa lễ hội truyền thống Việt Nam, làm phong phú thêm lễ hội truyền thống Việt Nam, nơi mà nó bắt nguồn, được nuôi dưỡng.

Một sổ nghi lễ Công giáo khi du nhập vào Việt Nam dần dần được người Việt Nam Công giáo biến thành nghi lễ của mình như lễ cầu mùa, lễ cầu bằng yên. Khi truyền vào Việt Nam, nó được mang những nội dung mới, trở thành lễ thức nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước, mùa màng trông chờ nhiều vào thời tiết.

Ngày 16.4.1872, trong một Thư chung gởi giáo phận Tây Ðàng Ngoài, Ðức Giám mục Bảo Lộc Phước (Puginier) lập trong địa phận phép kiệu cầu được bằng an và được mùa. Cuối Thư chung, Ðức cha Phước đã nêu:

1. Từ nay mà đi các xứ hằng năm phải kiệu cầu cho được bằng an và được mùa trong ngày lễ ông thánh Máccô và ba ngày trước lễ Ðức Chúa Giêsu lên trời.

2. Chính phép đi kiệu này thì ra ngoài đồng.

3. Thày cả bản xứ phải truyền cho bổn đạo dọn đường đi kiệu cho được rộng rãi bằng phẳng[1].

Hằng năm đến tiết lễ, một thánh lễ được diễn ra ở nhà thờ. Trong buổi lễ, giáo dân dâng một số hạt giống (có tính chất tượng trưng) như thóc, đậu, ngô đặt lên các bậc mõ ở cung thánh để cầu Chúa ban cho mùa màng bình yên. Cuối buổi lễ tổ chức đi kiệu từ nhà thờ xứ ra ngoài đồng, linh mục rảy nước phép xuống ruộng, cùng giáo dân cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Tài liệu điền dã của chúng tôi cho thấy từ năm 1925 trở về trước ở xứ đạo Lưu Phưong (Kim Sơn - Ninh Bình), ba họ đạo thuộc xứ mỗi họ đạo tổ chức đi kiệu một ngày. Các xứ đạo thuộc địa phận Kim Sơn (Ninh Bình) từ năm 1945 về trước, năm nào cũng tổ chức đi kiệu cầu bằng an và được mùa. Vào giữa những năm 30 (thế kỷ XX), họ đạo Tân Ðê (Lưu Phương) có sâu phá lúa, lễ cầu bằng an được tổ chức vào buổi tối. Giáo dân đốt đuốc, rước kiệu ra ngoài đồng. Mọi người cùng cầu kinh và cầu xin Chúa Trời trừng phạt sâu bọ.

Ở những làng Công giáo ven biển như xứ Nhượng Bạn (Hà Tĩnh), lễ cầu mùa được gắn với lễ cầu ngư. Linh mục cùng với đoàn chiên sau thánh lễ ở nhà thờ xứ cùng nhau ra bãi biển. Linh mục làm phép ban phước lành trên thuyền bè, ngư cụ.

Cư dân theo đạo Công giáo làm nghề đánh cá biển ở Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) như An Bằng, Hà Thanh tham dự lễ cầu ngư cùng với lương dân.

Sau này các xứ đạo ở thành phố lớn, nơi mà giáo dân không làm nông nghiệp, nghi lễ cầu mùa được gọi là lễ thánh hóa công ăn việc làm. Quả là với thị dân, nhu cầu việc làm bao giờ cũng cần thiết với họ.

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương



[1] Sách thuật lại các Thư chung địa phận Tây Ðàng Ngoài. In tại Kẻ Sở, 1908.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...