Những biểu hiện cụ thể của hội nhập nghi lễ Công giáo trong văn hóa Việt Nam (P28)

NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH NGHI LỄ CÔNG GIÁO

Công giáo là một tôn giáo độc thần. Tín lý Công giáo là: Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi. Phúc Âm Matthêu 4,10 viết: Ngươi phải bái lạy Chúa, Thiên Chúa của người, và chỉ thờ phụng một mình Người.

Như vậy, điều cốt lõi nhất của tín hữu Công giáo là chỉ được phép tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, còn các đấng thuộc về Thiên Chúa chỉ thờ kính.

Giảng về Ðiều răn thứ nhất, phần Thờ phụng, Sách Kinh bổn (địa phận Phát Diệm) viết:

Sự thờ phụng là gì?

Là ơn Ðức Chúa Trời ban cho ta hạ mình xuống trước mặt Ðức Chúa Trời mà xưng ra có một Ðức Chúa Trời là đầu cội rễ cùng là Chúa cả cai trị mọi sự, thì ta phải thờ lạy Ðức Chúa Trời cùng kính các đấng thuộc về Ðức Chúa Trời cách riêng và những sự về thờ phụng Ðức Chúa Trời nữa.

Có nên thờ phụng rất thánh Ðức Bà cùng các Thánh bằng Ðức Chúa Trời chăng?

Chẳng nên, một phải kính rất thánh Ðức Bà cùng các Thánh vì là những đấng có công trọng làm tôi ngay đẹp lòng Ðức Chúa Trời mà chớ.

Rất thánh Ðức Bà cùng các thánh có được ban ơn cho ta chăng?

Chẳng được, vì có một Ðức Chúa Trời là chính Ðấng ban ơn cho ta mà thôi.

Nên vậy ta cầu rất thánh Ðức Bà và các Thánh có ý nào?

Có ý cầu cùng rất thánh Ðức Bà và các Thánh cầu bầu mà xin ơn Ðức Chúa Trời cho ta.

Có phải kính những ảnh Ðức Chúa Giêsu cùng rất thánh Ðức Bà và các Thánh: Song le ta chẳng nên tin ảnh ấy nguyên có phép riêng mà phù hộ cho ta đâu.

Phạm tội về sự thờ phụng có mấy thể?

Có ba thể này: Một là tội vô phép cùng Ðức Chúa Trời; hai là tội thờ dông dài; ba là tội thờ rối trá[1].

Như vậy niềm tin chủ đạo của giáo dân là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ Thiên Chúa mới có quyền năng thưởng - phạt. Ðức Bà Maria cùng các Thánh chỉ thờ kính và các đấng không có quyền năng thưởng - phạt mà chỉ là người cầu bầu, chuyển tiếp lời cầu xin của tín hữu lên Thiên Chúa mà thôi.

Viện Nghiên cứu Tôn giáo những năm vừa qua có tiến hành điều tra xã hội học tôn giáo, trong đó có Công giáo. Hai tôn giáo Phật giáo và Công giáo là hai đối tượng chính của các cuộc điều tra. Ðịa điểm điều tra gồm: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Ðịnh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bến Tre rải rác các năm 1994,1995, 1996,1997,1998. Số phiếu thu được của các cuộc điều tra trên là 752. Ðối tượng gồm nông dân, nghề dịch vụ tự do, công nhân viên chức, trí thức, về độ tuổi từ 18 đến trên 60 tuổi.

Nội dung của phiếu điều tra gồm ba phần. Phần thứ nhất về niềm tin tôn giáo; Phần thứ hai về thực hành nghi lễ tôn giáo; Phần thứ ba các mối quan tâm khác.

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc. -->
Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Nhớ quê
Nhớ quê
Sáng nay đi tập thể dục về ngang qua dãy nhà trọ, chị chợt xao xuyến khi nghe câu hát ru vẳng ra: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…”. Ðã từ lâu, chị chưa về thăm vùng sông nước...
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Cơn sốt hàng giá rẻ
Cơn sốt hàng giá rẻ
Tuần qua, một vấn đề thời sự có sức thu hút, lôi kéo sự quan tâm của không chỉ người trẻ hay trung niên, mà cả những người lớn tuổi, không phân biệt đàn ông hay phụ nữ, đã bàn tán rôm rả, vui có mà lo âu cũng có,...
Âm thầm góc bên Mẹ
Âm thầm góc bên Mẹ
Ông Lý Văn Sang, một tân tòng hơn mười năm nay mỗi sáng đều đến một góc nhỏ có tượng Đức Mẹ ở bệnh viện Mắt TPHCM để quét dọn, tưới cây, chăm sóc.