Những tấm gương sống đời thánh hiến truyền cảm hứng

Trong hành trình ơn gọi, nhiều linh mục, tu sĩ đã được truyền cảm hứng từ những vị mục tử đi trước và luôn ấp ủ tấm gương mà mình kính trọng, noi theo.

Ðồng hành với anh em dân tộc thiểu số

Lm Phêrô Phạm An Nhàn (Chánh xứ Đồng Nai Thượng, GP Đà Lạt): Tôi còn nhớ rõ những năm 1979 - 1980, ngày còn nhiều khó khăn, tôi thường bắt gặp hình ảnh cha Phaolô Lê Đức Huân (hiện nay ngài làm chánh xứ Kala, kiêm nhiệm vụ Ðại diện Giám mục đặc trách công tác người dân tộc thiểu số tại GP Đà Lạt) hằng tuần đạp xe mười mấy cây số từ Tân Rai, là nơi cha đang coi sóc mục vụ, ra Bảo Lộc để xin thức ăn về cho bà con miền thượng. Lúc đó chưa vào chủng viện nhưng tôi hay đến với ngài để được giúp đỡ về mặt đạo, rồi có việc gì thì cộng tác như sửa nhà hay làm rẫy với bà con. Trong ấn tượng của tôi, ngài là một mục tử sống rất giản dị, đặc biệt ngài truyền cảm hứng mãnh liệt về tinh thần hy sinh phục vụ, nhất là việc năng đến với cộng đồng thiểu số, những anh chị em đang còn phải chịu nhiều thiếu thốn cả trong cuộc sống lẫn đức tin. Và thật may mắn, từ ngày được thụ phong linh mục đến nay, nơi tôi đi qua đều là xứ đạo người dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bản thân có dịp làm lan tỏa những đường hướng mà mình đã ấp ủ và chọn lựa.

Sự nâng đỡ từ nhà dòng

Lm Phaolô Nguyễn Thanh Hải (Dòng Phanxicô, chánh xứ Đức Bà Cồn Trên, GP Long Xuyên): Từ nhỏ, khi còn là cậu bé giúp lễ, tôi đã rất ao ước được như các tu sĩ dòng Phanxicô đang giúp xứ. Trong suy nghĩ lúc đó, các thầy là những người dễ thương, hòa đồng, được nhiều người yêu mến vì lối sống thánh thiện và cư xử cởi mở. Năm 21 tuổi, tôi bị tai nạn lao động phải điều trị suốt 1 năm. Thời gian đó, các tu sĩ Phanxicô tới lui thăm hỏi, tặng Kinh Thánh để tôi đọc, khích lệ tinh thần. Bởi thế, tinh thần dâng hiến như được chắp thêm đôi cánh. Tôi đi tu, vào nhà dòng cũng nhờ sự đỡ nâng của đàn anh đi trước. Trong dòng, bề trên khuyến khích các tu sĩ nên có cha linh hướng riêng và các anh em cùng quan tâm, sẻ chia cho nhau. Cha linh hướng của tôi, linh mục Bosco Nguyễn Văn Đình, là người tác động đến đời tu tôi rất nhiều. Ngài hiền hòa, cần mẫn, nhiệt tình và nhẹ nhàng với lớp trẻ. Đôi lần khi còn là thầy, vì hoàn cảnh gia đình, tôi có ý định rời nhà dòng, từ bỏ ơn gọi, nhưng cha và cả các cha giám học đã khéo léo định liệu, gởi thư về gia đình xin góp ý để rồi duy trì ơn gọi giúp tôi. Trong việc mục vụ truyền giáo, cha linh hướng cũng là người gần gũi để chia sẻ và dạy bảo, tiếp sức mạnh cho tôi. Sứ mạng linh mục của tôi được đánh động bởi niềm yêu thích ngay khi còn nhỏ, là lễ sinh, tham gia ca đoàn, kề bên các thầy, vì thế bây giờ đi đến đâu làm mục vụ, tôi cũng cố gắng thành lập các nhóm ơn gọi nhỏ, thắp lên cho giới trẻ một ngọn lửa dấn thân, hy sinh bằng những hành động đơn sơ và dõi theo các bạn. Dần dần, ơn gọi sẽ trổ sinh.

Hai tấm gương

Lm Phêrô Phạm Văn Dương (Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời): Trong những năm tu học ở Pháp, tôi đã nghe và biết được rất nhiều mẫu gương về những vị bề trên của dòng. Trong đó, có hai vị để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tôi và cung cách sống, phục vụ của các ngài cho tôi bài học để tiếp tục bước trên hành trình theo Chúa. Vị thứ nhất là cha Emmanuel Ropide, ngài có một đặc điểm là rất sáng suốt và có thể giải quyết những bất đồng trong anh em cộng đoàn. Trước một người trẻ, cha thường khuyến khích họ dấn thân và tự trải nghiệm, khi thất bại thì tự mình rút lấy kinh nghiệm. Từ ngài, tôi học được cách làm việc hết mình, sửa sai những lỗi lầm và khiêm tốn. Gương thứ hai mà tôi kính trọng là cha Marie-Bernard Keingt, bề trên và có 16 năm làm giám tập. Trong công việc, cha luôn làm hết mình và không bao giờ chê trách ai bất cứ điều gì. Ngài còn là một linh mục sống rất giản dị và đơn sơ.

Tinh thần vì người nghèo

Tu sĩ Phêrô Nguyễn Thanh Phương (Tu hội truyền giáo Vinhsơn, Tỉnh dòng Việt Nam): Sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, một dì ở dòng Con Đức Mẹ Nam Vang giới thiệu tôi với cha Philipphê Lê Văn Năng, hiện là chánh xứ Biên Hòa. Trong 5 năm, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cha, tôi vừa đi học vừa tiếp cận với đời sống tu trì. Cha là người sống hòa đồng, quan tâm người nghèo ở khắp nơi, và đã hướng tôi vào Tu hội Truyền giáo Vinhsơn vì thấy tính cách tôi khá phù hợp với môi trường phục vụ và linh đạo của tu hội. Bên cạnh đó, người đã giúp tôi thấm nhuần tinh thần Vinhsơn là cha Augustinô Nguyễn Viết Chung, người trở lại đạo và làm linh mục tu hội truyền giáo Vinhsơn, mới qua đời gần một năm. Tôi vẫn không thể quên được những hình ảnh đẹp của cha trước khi làm linh mục, từng làm bác sĩ chuyên chăm sóc bệnh nhân phong và bệnh nhân HIV ở Củ Chi. Nơi cha Chung toát lên lòng thương yêu người nghèo mọi lúc mọi nơi. Trong giai đoạn tìm hiểu và đi theo ơn gọi, tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng cha Chung và cha Năng vẫn khích lệ, luôn quan tâm chăm sóc, hỏi thăm tình hình của tôi. Tôi thấy biết ơn khi gặp được hai cha có chung tinh thần vì người nghèo giúp tôi bền đỗ hơn.

Tôi đi tu vì điều gì?

Anh Nguyễn Quốc Hòa (Dự tu ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc): Có thể nói, con đường ơn gọi của tôi từ lúc bắt đầu và cho đến hiện tại đều có sự đồng hành của linh mục nghĩa phụ. Tôi và ngài gọi nhau là bố con từ khi tôi lên lớp 5, lúc tôi còn là một cậu bé ngỗ nghịch. Bây giờ khi đã lớn, mỗi khi nghĩ lại, tôi cảm thấy cha đã vất vả rất nhiều trong những năm tôi ở với ngài. Và cũng chính vì được cha uốn nắn ngay từ nhỏ, nên tôi học được rất nhiều điều từ ngài trên con đường ơn gọi. Đó chính là một cuộc đời tu trì giản dị, chất phác, hơn hết là sự gần gũi với mọi người và hết mình trong những việc mình được trao phó. Cá nhân tôi, khi càng dấn thân vào con đường tu trì, tôi lại càng nhận thấy nhiều khó khăn. Những lúc như thế, ngoài Thiên Chúa giàu lòng thương xót, tôi có cha là người bạn, người anh và là người linh hướng cho tôi vượt qua được những khó khăn. Ngài dặn một điều mà tôi luôn nhớ: “Trong cuộc sống tu trì, con đừng nhìn vào ai mà noi gương hết, kể cả bố, chỉ có một người con phải noi gương thôi, đó chính là Đấng đã bị đóng đinh trên thập giá. Và khi gặp bất cứ khó khăn gì, con hãy nhìn lên thập giá tình yêu mà tự hỏi rằng: Tôi đi tu vì điều gì?”.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Quan trọng là thái độ
Quan trọng là thái độ
Một bạn nữ than thở khu trọ cô sống không có tình người. Theo lời kể, hôm đó, bạn này về nhà tầm 12 giờ đêm, cổng vào khu trọ có khóa vân tay, bạn thử vài lần không mở cửa được, nhắn tin nhờ vả vào nhóm chat zalo...
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Tạm xếp lại tập vở, nhiều gia đình cho con trẻ tham gia các bộ môn thể thao - giải trí kết hợp rèn luyện kỹ năng như leo núi, cắm trại trong rừng, chạy marathon…, đem lại những trải nghiệm hè không chỉ niềm vui mà còn có nhiều...
Cây nhà lá vườn thời nay
Cây nhà lá vườn thời nay
Cụm từ “cây nhà lá vườn” gắn với tình nghĩa người Nam Bộ trong giao đãi, vốn thân thuộc với mọi nhà. “Chị nhận cho chút quà mọn, cây nhà lá vườn thôi mà!” - khi tặng ai đó con gà con vịt, chục dừa tươi.
Quan trọng là thái độ
Quan trọng là thái độ
Một bạn nữ than thở khu trọ cô sống không có tình người. Theo lời kể, hôm đó, bạn này về nhà tầm 12 giờ đêm, cổng vào khu trọ có khóa vân tay, bạn thử vài lần không mở cửa được, nhắn tin nhờ vả vào nhóm chat zalo...
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Tạm xếp lại tập vở, nhiều gia đình cho con trẻ tham gia các bộ môn thể thao - giải trí kết hợp rèn luyện kỹ năng như leo núi, cắm trại trong rừng, chạy marathon…, đem lại những trải nghiệm hè không chỉ niềm vui mà còn có nhiều...
Cây nhà lá vườn thời nay
Cây nhà lá vườn thời nay
Cụm từ “cây nhà lá vườn” gắn với tình nghĩa người Nam Bộ trong giao đãi, vốn thân thuộc với mọi nhà. “Chị nhận cho chút quà mọn, cây nhà lá vườn thôi mà!” - khi tặng ai đó con gà con vịt, chục dừa tươi.
Thương lá sâm vò
Thương lá sâm vò
Trời nắng nóng, cơ thể háo nước, miệng khô, môi bong lại thêm cảnh chạy xe ngoài đường đủ thứ nực nội mà nghe ai mời mua chén sương sâm thì khó mà lắc đầu. Sâm vò đã là món ăn dân dã giúp thanh nhiệt, giải khát quen thuộc...
Tên gọi các phường mới nhưng lại vốn quá thân quen (kỳ 6)
Tên gọi các phường mới nhưng lại vốn quá thân quen (kỳ 6)
Từ Phú Nhuận xuất phát từ câu “Phú nhuận ốc, đức nhuận thân”, tạm hiểu là “giàu có làm đẹp nhà cửa, đức độ làm đẹp bản thân”.
Một đêm cầu nguyện   
Một đêm cầu nguyện  
Đêm cầu nguyện đặc biệt với chủ đề “Hãy ôm con” đã được tổ chức tại giáo xứ Tân Định, TGP TPHCM vào đầu tháng 6.
Câu chuyện tuổi thơ không có giáo ðiều
Câu chuyện tuổi thơ không có giáo ðiều
Hơn mười năm trước, tôi chọn mua “Tôt-Tô-Chan, cô bé bên cửa sổ” chỉ vì dòng giới thiệu đầy cuốn hút: “Một cuốn sách bán chạy đến mức không thể tin được”.
Công giáo Việt Nam và văn hóa dân tộc
Công giáo Việt Nam và văn hóa dân tộc
Ngoài hai cách phân chia kể trên thì làng xã truyền thống còn tồn tại các phe, nhóm, phường, hội…, là những tổ chức quy tụ một bộ phận dân làng dựa trên các điểm chung về nền tảng kinh tế, nghề nghiệp, sở thích, cụm dân cư…
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Ðức tin Công giáo không chỉ là sự kế thừa hay lựa chọn ngẫu nhiên, mà là một hành trình đầy ân sủng, đôi khi bắt đầu từ những điều bình dị, qua những biến cố cuộc đời, hay thậm chí từ một câu Lời Chúa chạm đến tâm hồn.