“Ông cha sĩ tử”

Đó là cách gọi yêu thương mà nhiều người dành cho linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh, nguyên chánh xứ Xây Dựng (TGP.TPHCM). Hơn 40 năm trong vai trò của người chủ chăn, vị mục tử này đã cống hiến hết mình không chỉ cho công việc đức tin mà còn trong nhiều hoạt động bác ái xã hội.

1.Chúng tôi đến nhà hưu Chí Hòa (Quận Tân Bình, TP.HCM) thăm cha Oánh vào một buổi chiều thu. Nơi này cách không xa đường lớn nhưng không khí lại vô cùng bình yên, tĩnh lặng. Trong căn phòng chất đầy sách vở đã nhuốm bụi thời gian, vị linh mục già từ từ hồi tưởng lại quãng đời phục vụ vừa đi qua. Những năm tháng miệt mài cống hiến giống như một cuộn băng, chầm chậm quay nên từng thước phim sống động.

Cha Oánh trong nhà hưu Chí Hòa

Cha Oánh được thụ phong linh mục năm 1972. Sau đó, lần lượt đảm nhận các công việc dạy học ở Tiểu chủng viện Sài Gòn, dạy giáo lý ở Trung học Taberd, thủ thư Tiểu chủng viện và Đại chủng viện Sài Gòn, quãng hành trình kéo dài 16 năm. Năm 1987, cha nhận bài sai về làm chánh xứ Nam Hải (TGP.TPHCM). Gắn bó với giáo xứ 9 năm, ngài lại sang ở Nhà hưu dưỡng linh mục Sài Gòn (1996 -1997) và Tu viện Nguyễn Duy Khang Thị Nghè (1997 - 1998), rồi sau đó phục vụ các giáo xứ Xóm Lách, Công Lý, Tân Định và Xây Dựng. Năm 2013, cha nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa.

2. Trên con đường dấn thân cho Chúa, chân dung vị mục tử tận tụy, nhiệt tình được điểm tô đậm nét nhất là trong giai đoạn ngài tổ chức chương trình “tiếp sức mùa thi” ở giáo xứ Xây Dựng. Năm 2005, trong dịp tình cờ có người kể cho cha nghe vụ án đăng tải trên một tờ báo về các nữ thí sinh nghèo đi thi ở Đà Nẵng, thuê nhà trọ ở tạm bợ nên đã bị bọn xấu bức hại. Nghe xong, ngài kiềm lòng không được nên đã bật khóc và tự hỏi, ở một thành phố lớn phức tạp, đầy rẫy những cạm bẫy như Sài Gòn thì các sĩ tử đi thi còn phải đối mặt với bao nhiêu là khó khăn nữa? Ôm trong lòng mối day dứt khôn nguôi ấy, đến mùa thi năm sau, cha Oánh cho mở ngay chương trình tiếp sức tại giáo xứ, đón các thí sinh và cả phụ huynh từ khắp nơi về tá túc. Năm đầu dù có nhiều bỡ ngỡ, cập rập, vậy mà giáo xứ cũng đón trên 50 sĩ tử cùng hơn chục phụ huynh đến ở trọ. Các em đến ở đây được hỗ trợ chỗ ở, ba bữa ăn miễn phí và thuốc men hoặc chi phí bệnh viện nếu lỡ có ốm đau, bệnh tật. Ngoài chăm sóc tươm tất về điều kiện vật chất, cha Oánh còn cẩn thận dặn dò những giáo dân tham gia chương trình đối đãi nhiệt tình, nhỏ nhẹ với các em. Đồng thời, chính bản thân ngài cũng thường gần gũi, động viên, khuyên lơn các em.

Lễ kỷ niệm 40 năm linh mục

Sĩ tử ở trọ tại xứ thuộc rất nhiều dân tộc, đến từ các tỉnh khác nhau như Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Kon Tum, Kiên Giang, Đồng Tháp..., hầu hết đều có chung hoàn cảnh khó khăn. Có nhiều em xuất thân từ gia đình nông dân, tiền học nương nhờ vào từng trái bắp, củ khoai nên có được một chỗ trọ thật yên tâm ở đất Sài Gòn không thân thích là một điều vô cùng quý giá. Tiếng lành đồn đi xa, những mùa tiếp sức kế theo, số lượng sĩ tử đến giáo xứ vào mỗi kỳ thi ngày một tăng. Không nề hà, cha Oánh “khuếch trương” diện tích bằng cách mượn nhà một số giáo dân nhiệt tâm để cho các em trọ, đến giờ cơm lại về nhà thờ ăn. “Ông cha sĩ tử” này lại còn huy động một đội ngũ “xe ôm” hùng hậu là những giáo dân tình nguyện tại nhà thờ để đưa rước các em vào những ngày thi. Ông Ngô Văn Thịnh, nguyên Phó ngoại vụ giáo xứ Xây Dựng tấm tắc: “Làm việc chung với cha Oánh nhiều năm, dù đã biết tính ngài sống tận tâm và lo nghĩ cho mọi người nhưng tấm lòng rộng mở của ngài đôi lúc làm mỗi người chúng tôi phải giật mình hổ thẹn. Chẳng hạn như vào một kỳ tiếp sức mùa thi, có mấy em thí sinh đăng ký trọ mà cụm thi lại ở Thủ Đức. Chúng tôi thấy xa sợ đưa rước không xuể thì cha đã nhanh nhẹn thuê hẳn một căn nhà ở Thủ Đức cho các em rồi còn mời một vài phụ huynh ở lại để trông nom trong thời gian thi cử. Năm đó, căn nhà nhỏ tại Thủ Đức đã giúp được cho chừng mười mấy em có nơi ăn chốn ở ổn định mà tập trung lo chuyện thi”. Cha Oánh thường nói, sĩ tử hầu hết là những em mới 18 tuổi, còn nhỏ dại nên khi đi xa mà gặp đau yếu thì rất dễ tủi thân, nhất là trong hoàn cảnh phải ôn thi cực khổ như vậy nên càng phải có người chăm sóc, ủi an. Vậy là cứ những đêm sĩ tử ôn bài khuya tận 11-12 giờ đêm, người trong xứ lại thấy bóng dáng vị mục tử già, lặng lẽ đi lại trong sân, trên tay lúc cầm ấm nước, thùng mì để sẵn cho các em lỡ có đói bụng; lúc lại là những viên thuốc bổ để tụi nhỏ có sức khỏe mà học hành... Cha còn mời giáo viên từ nhiều trường ở thành phố về tư vấn cho các em. Khi ra về, các em còn được cha tặng những tấm ảnh chụp ghi dấu kỷ niệm với giáo xứ.

Khuya tận 11-12 giờ đêm, người trong xứ vẫn thấy bóng dáng vị mục tử già lo lắng cho những sĩ tử đến muộn

3. Điều cha Oánh luôn trăn trở trong đời mục vụ chính là giới trẻ. Bởi thế, ngoài chăm lo cho sĩ tử, cha còn quan tâm nhiều đến việc tổ chức sinh hoạt cho thiếu nhi, người trẻ ở các xứ ngài từng coi sóc. Lâu lâu, cha lại mời nhóm bạn trẻ trong xứ đi ăn uống, trò chuyện hoặc tổ chức sinh hoạt khóa để thắt chặt tình thân, tạo một mối dây kết nối với họ. Ngoài ra, cha còn hay để tâm đến đời sống của những hộ nghèo trong xứ để lui tới viếng thăm, nâng đỡ. Nhiều ngôi nhà tình thương thay thế cho những mái nhà tạm bợ đã mọc lên từ đôi bàn tay của vị mục tử nhân hậu này. Ở các xứ đạo nơi từng in dấu chân cha, giáo dân vẫn không thôi nhắc nhở về ngài qua những mẩu chuyện họ luôn ghi nhớ và cảm mến.

Ở tuổi đã xa “thất thập cổ lai hy”, mỗi khi nhắc đến những kỷ niệm đã qua cũng như khi được hỏi về trở trăn trong phục vụ, ánh mắt cha chợt bừng sáng. Có lẽ đối với cha, được phục vụ, được sẻ chia và cho đi luôn là những rung động trong đời.

THIÊN LÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Vị linh mục bán trái cây xây thánh đường
Ðó là linh mục Phêrô Mai Văn Thượng, chánh xứ Kim Sơn, giáo phận Mỹ Tho. Trong 4 năm liền, cha đã cùng với bà con giáo dân rong ruổi trên từng chuyến đi, và quả ngọt hôm nay là ngôi thánh đường khang trang đã căn bản hoàn thiện.
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
Người tân tòng và ơn gọi linh mục
16 năm trước, cha Giuse Phan Duy Vũ đã bắt đầu dấn thân trong ơn gọi truyền giáo của dòng Chúa Thánh Thần, dù cha sinh ra trong gia đình không theo đạo Công giáo. Sau 13 năm tu học và phục vụ, ngày 23.3.2021, cha Giuse trở thành linh...
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Ðời vị mục tử gắn với vùng kinh tế mới
Chào tạm biệt bà con giáo dân Phú Lý thuộc vùng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu), cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm (CRM) vừa quay trở về nhà dòng để bắt đầu một quãng đời mới khi bước vào tuổi hưu. Hành trình rong ruổi khắp những mái...
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Hành trình đời tu không bằng phẳng của một linh mục
Cha Antôn Lê Quang Trinh tâm sự, Chúa vẽ nét cong trong cuộc đời mình. Nét cong trong câu nói của thánh nữ Têrêsa Avila ứng với cha Antôn hai chuyện: hình hài và những diễn biến đời tu.
Như cánh chim bằng không mỏi
Như cánh chim bằng không mỏi
Cha Antôn Nguyễn Đình Thục sinh năm 1947 tại Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1958, theo học Tiểu Chủng viện Saigon. Ngày 28.4.1973, cha được thụ phong linh mục với châm ngôn “Phụng sự trong hân hoan” (Tv 99,2)
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Mục tử của các tín hữu sắc tộc
Chung tay kiến tạo giáo xứ từ những ngày đầu tiên, linh mục Antôn Vũ Thanh Hòa trở thành vị chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thánh Phaolô (giáo hạt Madagui, giáo phận Ðà Lạt), đứng đầu một giáo xứ rộng lớn với gần 2.000 tín hữu.
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Ðời mục vụ của vị cha già 50 năm linh mục
Tôi có dịp trở lại giáo xứ Ka La, giáo hạt Di Linh, giáo phận Ðà Lạt để tham dự thánh lễ tạ ơn 50 năm hồng ân linh mục của cha cố Phaolô Lê Ðức Huân. Nhiều người đã bày tỏ lòng kính trọng, cảm phục vị cha già...
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Chọn người nghèo làm hành trang đời tu
Từng sống trong cảnh nghèo và vất vả một thời, linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ Vườn Xoài - TGP TPHCM) đã thấu cảm được nỗi nhọc nhằn của những mảnh đời khốn khó, nên ngài bước vào đời tu với một xác tín mạnh mẽ: phụng sự...
Hạnh phúc đời thánh hiến
Hạnh phúc đời thánh hiến
Tròn 50 năm kể từ phút giây “bước vào Nhà Chúa”, linh mục Antôn Ðoàn Văn Vinh, tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa cảm nghiệm đó là những tháng ngày chan chứa hồng ân, trong lúc yên bình cũng như khi gian nan, thử thách.