Phong trào “tuổi thơ không điện thoại”

Phong trào giúp con tránh xa điện thoại di động đang nhận được sự ủng hộ ngày một rộng rãi trên toàn cầu, và ngày càng có nhiều bậc cha mẹ quyết định không cho con sử dụng sớm đin thoi nhm bo v chúng.

Smartphone Free Childhood (viết tắt SFC, tức Tuổi thơ không điện thoại) là tổ chức do hai công dân Anh Daisy Greenwell và Clare Fernyhough sáng lập vào tháng 2.2024. Phương thức hoạt động được triển khai thông qua các nhóm chat, theo đó kêu gọi sự tham gia của các phụ huynh ở nhiều địa phương trên khắp nước Anh. Chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi ra mắt, tổ chức đã có hơn 60.000 thành viên tham gia cam kết không cho con trẻ tiếp xúc sớm điện thoại.

 hinh1.png (1.86 MB)

Điện thoại di động và trẻ em

Phong trào đang thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều trẻ em sử dụng điện thoại thông minh hơn bao giờ hết, Đài CNBC đưa tin. Chỉ tính riêng ở Anh, 97% số trẻ em 12 tuổi hiện sở hữu điện thoại di động, theo số liệu thống kê của Ofcom, cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông ở nước này. Còn ở Mỹ, cuộc khảo sát năm 2021 ghi nhận 42% số trẻ em đã sở hữu điện thoại khi mới lên 10, và tăng 91% khi được 14 tuổi. Trên toàn thế giới, cha mẹ đang dễ dàng cho con nhỏ sở hữu điện thoại vì nhiều lý do, bao gồm mục đích giải trí, dõi theo vị trí của con cái, hoặc duy trì liên lạc khi con rời nhà. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu và giới chuyên gia cảnh báo xu hướng này đang đẩy trẻ em đến thế giới phức tạp của mạng xã hội, và đối mặt nhiều tác hại khác nhau cho sức khỏe tâm thần.

SFC muốn kết nối với những phụ huynh vẫn chưa đồng ý cho con sử dụng điện thoại nhằm thành lập cộng đồng bảo vệ con trẻ và gây áp lực cho “phe” đối lập, với hy vọng có thể thuyết phục họ giới hạn thời gian dùng điện thoại của con trẻ. Phong trào đã thành công một cách đáng ngạc nhiên, mở rộng phạm vi khỏi Anh và lan đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, cũng như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Brazil, Nam Phi và nhiều nước khác. Vài ngày sau khi chiến dịch SFC được khởi động, chính phủ Anh ban hành quy tắc chỉ dẫn với nội dung ngăn chặn sử dụng điện thoại thông minh ở trường học và trong những giờ giải lao. Một số khu vực ở Mỹ, như TP Los Angeles (bang California) và các bang Florida, Indiana, cũng cấm điện thoại thông minh trong phạm vi học đường. Theo sau phong trào ở Anh, các tổ chức độc lập khác đã được thiết lập khắp toàn cầu nhằm kêu gọi cha mẹ không nên cho con trẻ sử dụng điện thoại sớm.

 

hinh2.jpg (73 KB)
Phụ huynh nên khuyến khích con chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời để tránh cho trẻ tiếp cận điện thoại khi tuổi còn nhỏ

Làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần?

Kết quả nghiên cứu của Sapien Labs (trụ sở thủ đô Washington, Mỹ) phát hiện tình trạng sức khỏe tâm thần ở người trẻ tuổi bị sa sút nghiêm trọng khi họ tiếp xúc sớm điện thoại. Báo cáo dựa trên dữ liệu thu được từ 27.969 người từ 18-24 tuổi, được thu thập từ tháng 1 đến tháng 4.2023 tại 41 quốc gia thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, Mỹ Latinh, châu Đại Dương, Nam Á, châu Phi. Khoảng 74% số phụ nữ có điện thoại đầu tiên khi 6 tuổi cho biết họ cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, chán nản. Tỷ lệ này giảm còn 61% ở nhóm có điện thoại đầu tiên lúc lên 10 và còn 52% nếu có điện thoại ở tuổi 15. Đối với nam giới, tỷ lệ người cảm thấy buồn bã, chán nản giảm từ 42% ở người có điện thoại lần đầu lúc 6 tuổi xuống còn 36% đối với những người sở hữu điện thoại đầu tiên vào năm 18 tuổi.

Thanh niên có điện thoại càng trễ thì càng có sức khỏe tâm thần ổn định hơn, ít xuất hiện tâm lý tiêu cực, hay có suy nghĩ muốn tự sát và tâm lý hung hăng, cũng như giảm tình trạng bị xa rời hiện thực. Những phát hiện trên đang thúc đẩy các bậc cha mẹ phải nhanh chóng hành động, theo nhà nghiên cứu Zach Rausch của Đại học New York (Mỹ). Trả lời phỏng vấn Đài CNBC, ông Rausch nhận xét, việc sử dụng điện thoại sớm thật sự mang đến tác hại khôn lường cho giới trẻ. Chứng cứ về tác hại của việc cho con trẻ sớm tiếp xúc điện thoại ngày càng gia tăng, và sự kết hợp điện thoại thông minh với mạng xã hội đặc biệt nguy hại cho những người trẻ tuổi.

Nghiên cứu UK Millennium Cohort, vốn theo dõi cuộc sống của 19.000 thanh niên có năm sinh từ 2000 đến 2002 ở Anh, phát hiện có sự liên hệ mạnh mẽ giữa việc sử dụng mạng xã hội và những triệu chứng sa sút tinh thần ở thanh niên, bao gồm tự ti, quấy rối trên mạng và cảm thấy xấu hổ với vẻ bề ngoài của bản thân. Mạng xã hội hiện được thiết kế để kéo dài thời gian truy cập của người dùng, và vì thế, nguy cơ bị “nghiện mạng xã hội” đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Các bậc cha mẹ có thể ngăn chặn nguy cơ tác hại tâm thần như trên xảy ra cho con cái bằng cách tránh cho trẻ tiếp cận điện thoại khi tuổi còn nhỏ.

BẠCH LINH

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Dù vậy, cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.