Tấm lòng của một kình ngư trẻ tuổi

Nguyễn Huy Hoàng, một kình ngư trẻ của Việt Nam trên làn đua xanh.

Hoàngđã chia sẻ trên facebook rằng là mình là người con của Quảng Bình nên thật sự muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa để phần nào giúp cho mái ấm khuyết tật Hướng Phương ở quê nhà có thêm kinh phí lo cho các bé bại não, khiếm thị, khiếm thính và mồ côi... “Tại giải Seagames 30 ở Philippines, sau khi thi đấu thành công 2 cự ly 400m và 1500m tự do, cự ly cuối cùng của em là 10km bơi ngoài trời. Em đã giành Huy chương bạc cự ly 10km (thời gian 1 giờ 55 phút), tổng số phút là 115 cũng chính là sĩ số các bé ở mái ấm. Vậy nên, mỗi phút em bơi được, em sẽ góp vào quỹ Hướng Phương 10.000 đồng. 115 phútx 10.000 = 1.150.000. Số tiền góp vào quỹ là 1.150.000 đồng. Và em cũng mong muốn mọi người cùng chung tay với em, mọi đóng góp dù nhỏ nhất cũng rất quý và có ích cho mái ấm ở thời điểm này, để các em có bữa cơm đủ đầy hơn, có được cái Tết ấm áp hơn”, Hoàng viết.

Nguyễn Huy Hoàng cùng với các nữ tu và các em khuyết tật ở mái ấm Hướng Phương

Vận động viên sinh năm 2000 cũng cho biết số tiền này tuy không nhiều, nhưng anh hy vọng có thể giúp đỡ phần nào, và giúp mọi người biết thêm về hoàn cảnh khốn khó của các em khuyết tật ở mái ấm. Ðây là nơi mà anh luôn dõi theo, san sẻ phần nào thu nhập kể từ khi bắt đầu nghiệp vận động viên. Cũng theo Hoàng, mục đích giúp đỡ các em khuyết tật luôn khiến anh có thêm động lực khi thi đấu.

Suy nghĩ và việc làm của chàng trai trẻ Nguyễn Huy Hoàng đã khiến tôi xúc động nhiều. Phải chăng chính sự gian khó từ tuổi thơ đã đem đến cho anh sự chín chắn?

Ðược biết, Hoàng sinh ra trong một gia đình gắn liền với con đò nhỏ làm nghề chài lưới ở thôn Thanh Tiến, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ 3 tuổi, cậu bé đã làm bạn với con nước của dòng sông Gianh. Cuộc sống ngày đó, như lời kể của người cha Nguyễn Văn Vinh:“Ban ngày, cháu đi vớt rong với bố mẹ 3, 4 tiếng, đêm về lại đi đánh cá, thả lưới. Tối mệt, cháu ngủ trong đò còn hai vợ chồng tôi tiếp tục đi đánh bắt”. Mẹ Hoàng, bà Nguyễn Thị Học thì cho biết hồi 5 tuổi, con trai đã được cha dạy bơi và bơi từ 20 đến 30m, lên 9 tuổi đã bơi qua sông rộng chừng 500m.

Năm 11 tuổi, Hoàng rời xa gia đình để lên học tập tại Trung tâm huấn luyện Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Bình. Bắt đầu hành trình mới là cả một nghị lực. Chàng thiếu niên đã phải đấu tranh rất nhiều với bản thân để vượt qua những mệt nhọc trong quá trình tập luyện. Bằng sự siêng năng, chăm chỉ, Hoàng đã đạt những thành tích vang dội ở Sea Games 29 rồi 30, ASIAD 2018 hay Giải vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước 2019 và đạt chuẩn A Olympic. Ðây là suất chính thức đầu tiên của thể thao Việt Nam đến Olympic Tokyo 2020.

Chính nghĩa cử cao đẹp, nhân ái của các nữ tu Cộng đoàn Mến Thánh Giá Hướng Phương - những người đang lo cho mái ấm của các bé khuyết tật - đã khiến Hoàng cảm động. Anh nhớ về tuổi thơ lam lũ, cực khổ cùng cha mẹ mưu sinh giữa dòng sông Gianh, một con sông nhỏ nhưng một năm có trên 10 đợt lũ lớn, cuốn trôi đi nhiều tài sản, nhà cửa… Khi đến với những bạn nhỏ kém may mắn, không may bị thiệt thòi trong cuộc sống, Hoàng đã không giấu được cảm xúc của mình.

Mùa Giáng Sinh năm nay và Tết cổ truyền Canh Tý, mái ấm khuyết tật Hướng Phương sẽ thêm phần ấm áp vì có sự sẻ chia từ những tấm lòng nhân ái như thế.

ÐOAN TRANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...