Thánh lễ đầu năm

1.Thánh lễ đầu năm 2016 này đã rất phong phú đối với tôi. Tôi đã gặp Chúa. Chúa đã ban cho tôi nhiều ơn cao quý. Tôi xin phép được chia sẻ chút ít ở đây.

2.Chìa khóa Chúa dùng để mở lòng tôi ra một cách lạ lùng trong thánh lễ này là câu Thánh vịnh: “Lạy Chúa, xin Chúa xót thương và chúc lành cho chúng con” (Tv 66, 2).

Tôi cầu nguyện bằng lời đó với tâm tình đứa con hèn mọn, yếu đuối, tội lỗi.

Trong giây lát, Chúa trả lời tôi là: “Giờ đây, Cha xót thương và chúc lành cho con một cách đặc biệt. Đó là chính Cha sẽ vào lòng con, và sẽ ở lại đó”.

Đức Mẹ Maria đã giúp tôi dọn lòng mình. Và Chúa đã ngự đến và ở lại trong đó.

3.Chúa dạy tôihãy biết đón nhậnsự sống của Người, mà Người muốn chia sẻ. Người cho tôi biết, để đón nhận sự sống của Chúa, thì tôi phải từ bỏ mình. Sự sống của Người là yêu thương. Một tình yêu thương đầy khiêm nhường, hiền dịu và hy sinh.Chia sẻ sự sống Chúa cho tôi, đó chính là một cách Chúa chúc lành và xót thương tôi một cách thiết thực.

4.Tôi hiểu vấn đề lớn đặt ra cho tôi sẽ làbiết đón nhận(x.Ga 1,11).

Tôi đã nhờ Đức Mẹ Maria. Tôi tin Mẹ sẽ giúp tôi biết đón nhận Chúa và sự sống của Chúa.

Thực sự Mẹ đã giúp tôi rất nhiều. Nhưng Mẹ vẫn đòi tôi phải cộng tác với Mẹ.

5.Tôi cộng tác với Mẹ bằng sự tôi cùng với Mẹ và nhờ Mẹ mà nói với Chúa lời xin vâng (Lc 1, 38).

Xin vâng một cách chân thành, một cách tuyệt đối, một cách khiêm nhường. Xin vâng mãi mãi, trọn đời.

Trong suốt thánh lễ, tôi vẫn luôn được Đức Mẹ dẫn đưa trong tâm tình biết đón nhận và xin vâng.

Đón nhận như Đức Mẹ đã đón nhận. Xin vâng như Đức Mẹ đã xin vâng.

6.Suốt thánh lễ như vậy, tôi cảm thấy hạnh phúc, bình an, hy vọng và tin tưởng.

Không phải tôi chỉ tin, mà tôi còn cảm nghiệm thực rõ: Chúa là hạnh phúc của tôi.

Chúa, mà tôi được đón nhận trong tôi, sẽ dẫn dắt tôi đi vào Năm mới với một tinh thần được đổi mới.

Tinh thần tôi được đổi mới có nghĩa là trong Năm mới này, tôi sẽ bước theo Chúa mà phấn đấu cho hạnh phúc thực của tôi, của Hội Thánh và của Đất nước thân yêu.

7.Hành trình sẽ phức tạp. Tôi được Đức Mẹ dạy là hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện (Mc 14, 39).

8.Lịch sử sẽ có nhiều cơ hội tốt, nếu tôi không tỉnh thức và cầu nguyện để biết đón nhận, nắm bắt cơ hội, và phấn đấu đưa lịch sử đến sự thiện, đến đạo đức, đến hạnh phúc chân thực và vững bền, thì tôi sẽ sống không xứng đáng với ơn Chúa chúc lành và xót thương tôi.

9.Lịch sử sẽ có những biến chuyển, những biến động, những biến loạn. Nếu tôi không tỉnh thức và cầu nguyện, để có những lựa chọn khôn ngoan trong lời nói, trong thái độ, hành động, thì tôi sẽ có lỗi với ơn được Chúa xót thương và chúc phúc lành.

10.Lịch sử sẽ có những cạnh tranh mới, những thách thức mới, sản sinh ra những ghen ghét mới, những hận thù mới, những chia rẽ mới. Nếu tôi không tỉnh thức và cầu nguyện, để biết nối kết và mở rộng tinh thần đoàn kết, yêu thương bao dung và sám hối, thì không mấy chốc, sự ác sẽ mạnh lên, làm dịp cho thần dữ xâu xé nhân loại, lôi kéo đồng bào xa dần con đường đi tới hạnh phúc đích thực.

11.Lịch sử sẽ thi nhau đi vào cửa rộng, đề cao hưởng thụ, tự hào với ý riêng ích kỷ của mình. Nếu tôi không tỉnh thức và cầu nguyện, để cương quyết đi vào đường hẹp, đề cao giá trị của hy sinh, luôn tìm vâng phục ý Chúa, thì tôi sẽ không làm chứng được có Chúa xót thương và chúc phúc ngự ở trong tôi.

12.Lịch sử sẽ có những bất ngờ đầy nguy hiểm. Nếu tôi không tỉnh thức và cầu nguyện, thì sự an phận và dửng dưng của tôi sẽ có thể đưa tôi vào sụp đổ, dẫn đến hỏa ngục của ma quỷ.

13.Cuối thánh lễ, khi tôi đang hân hoan được Chúa xót thương và chúc phúc như thế, thì một cơn đau khác thường xảy tới. Tôi sợ. Chính lúc đó, Chúa nhắn nhủ tôi một điều càng làm tôi sợ: “Con hãy đón nhận và xin vâng, khi Chúa gởi đến cho con thánh giá và lưỡi đòng. Xưa Chúa Giêsu đã vác thánh giá. Xưa Mẹ Maria đã như bị lưỡi đòng thâu qua trái tim. Mục đích là để đền tội cứu chuộc loài người. Con phải rất tỉnh thức và hãy cầu nguyện nhiều, vì sự đón nhận và xin vâng trong những trường hợp đó thường xảy ra thê thảm lắm. Nhưng đừng quên, Chúa và Mẹ luôn ở bên con”.

14.Tôi hiểu một điều có thể sẽ làm tôi phải sợ nhất, khi những trường hợp như thế xảy ra, đó là tôi sẽ bị phân hóa. Chỉ có cách giữ được sự bình an, đó sẽ không phải là cố gắng giữ được ý chí và sáng suốt, mà sẽ là luôn bám chặt vào sự hiện diện của Chúa Giêsu. Sự hiện diện này của Chúa Giêsu lúc đó sẽ như chìm khuất tận đáy lòng tôi. Nhưng tôi được kết hợp với Chúa Giêsu và thánh ý Chúa Cha.

15.Sau thánh lễ, tôi ra đi, mà trong lòng cứ văng vẳng lời Chúa sau đây: “Hãy vui mừng luôn mãi. Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5, 16-17).

Tôi nhận ra sự thật: Tôi vừa mới được Chúa chúc lành và được Chúa xót thương một cách đặc biệt.

Tôi được Chúa cho khám phá thấy một kho tàng châu báu, đó là Chúa Giêsu. Người ban quà tặng đó cho tôi là kẻ hèn mọn, nghèo khó, khát khao tìm Người.

Tôi ra đi, chia sẻ niềm vui cho mọi người. Chia sẻ một cách khiêm tốn âm thầm, theo gương Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Khiêm tốn, âm thầm, đó cũng là một ơn trọng Chúa ban cho một số người Chúa chọn, để rao giảng về thánh giá của tình yêu cứu độ.

Tôi xin được cùng với Mẹ và nhờ Mẹ, mà tạ ơn Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

ĐGM. GB. Bùi Tuần

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.