Thế giới riêng của con

Ngày trước, tuy thường than phiền ba mẹ hay xen vào thế giới riêng khi “tự nhiên” đọc nhật ký, thư từ, con cái cũng không “dám” hó hé. Nhưng nay “tình thế” đã thay đổi, ba mẹ sẽ bị con cái “bắt lỗi” ngay vì phạm đến tự do cá nhân.

Ngoài ra, không như nhật ký hay thư tay gửi qua bưu điện, blog, thư điện tử hay mạng xã hội thời kỹ thuật số thì chỉ có “chính chủ” biết mật khẩu mới vào được. Phụ huynh muốn đọc mà không được con “bật đèn xanh” thì cũng chịu thua.

Chat để dễ tiếp cận con

Những ba mẹ trẻ tuổi đã quá quen thuộc với thế giới mạng nên không khó khi tiếp cận với facebook, blog của con. Tuy nhiên phải tìm cách nào để con cái không bị tổn thương khi thế giới riêng tư của chúng bị “nhòm ngó”. Anh Nguyễn Văn Thông, 35 tuổi (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) cho biết lúc còn sinh viên từng lên mạng chat nên không khó khăn vào mạng xã hội. Tuy nhiên, làm sao để “kết bạn” với con trên Facebook mới là vấn đề. Con trai anh năm nay học lớp 6, đã có tài khoản trên mạng xã hội. Muốn vào trang Facebook của con, anh cũng chẳng biết phải làm sao khi con không để chế độ “Mọi người” (Public), hỏi con thì nó chỉ ậm ừ. Anh hỏi thư điện tử, con anh lại cho một địa chỉ không sử dụng đến nên không thể từ đó truy ra địa chỉ Facebook.

Sau cùng, anh phải đi “đường vòng”: làm thân với bạn của con, lập một tài khoản mới không để tên mình để “kết bạn” với cậu bé này trên mạng xã hội. Sau khi được chấp nhận, anh Thông mới chính thức gửi lời mời kết bạn với con trai mình trên Facebook và được đồng ý vì cả 2 có 1 bạn chung (là cậu bạn của con trai anh). Khi đã kết nối được với con, anh phần nào hiểu những ưu tư của con trong cuộc sống qua những trạng thái như: “Hôm nay, ba mẹ lại cãi nhau. Sao người lớn thích gây gổ bởi những chuyện không đâu. Sang thăm ông bà ngoại có cần phải cãi nhau không ta”.

Anh Thông vội chỉnh lại thái độ của mình trong gia đình. Ngày sinh nhật, con trai anh ghi: “Không có facebook, đố có đứa bạn nào nhớ sinh nhựt của ta nhé. Ba mẹ ta còn hổng nhớ nữa là”. Chiều hôm đó, anh về nhà và đưa cho cậu con trai đôi giày thể thao mà cậu rất thích như một món quà sinh nhật. Anh thật vui khi con trai hỏi anh nhớ sinh nhật cậu à. Anh cười nhỏ nhẹ: “Vì ba là ba của con mà. Mấy năm trước kinh tế khó khăn nên ba không có quà. Kể từ năm nay, không chỉ con mà cả mẹ con cũng có quà”. Cũng từ đó tình cảm hai cha con gắn bó hơn. Con trai kể anh nghe nhiều chuyện hơn nên bây giờ, không cần Facebook, anh cũng biết được nhiều chuyện của cậu bé.

Từ ảo ra thật

Tiếp cận được con nhờ mạng internet, “lắng nghe” tâm sự của con nhiều hơn và mỗi phụ huynh lại có cách phản ứng khác nhau.

Trên trang Facebook của con gái là sinh viên năm 3 Đại học Ngoại thương ghi câu trạng thái: “Hôm nào về nhà cũng trễ. Đường về nhà chiều nào cũng kẹt xe. Về nhà mọi người xem tivi hoặc ngủ. Bữa cơm chừa cho mình nguội ngắt trên bàn. Chỉ mình lủi thủi ăn. Sao hổng ai chờ mình ăn chung cho mình đỡ tủi”. Đọc tâm sự trên, bà Lê Thanh Nhàn, 42 tuổi (Q.Thủ Đức) lẳng lặng chỉ ăn qua loa buổi chiều để chờ cơm con đến chiều muộn. Con gái bà sau vài phút ngạc nhiên đã vui vẻ ăn cơm và kể cho bà nghe những chuyện vui trong một ngày qua nơi giảng đường.

Ngược lại với bà Nhàn, ông Phạm Đức Tuấn, 40 tuổi (P21, Bình Thạnh) mắng con ngay trên bàn cơm: “Mày đó, mới học lớp 10 bày đặt yêu đương rồi ca cẩm trên “Phây”. Lên “Phây hoài làm sao học hành. Cứ đưa lên hình ảnh quậy phá trong lớp tưởng hay lắm hả?”. Con trai ông cảm thấy bị xúc phạm dù ngày trước ông từng rủ cậu kết bạn facebook. Cậu có trên ngàn bạn nên “quên” ba mình cũng theo dõi mình qua Phây. Chẳng nói chẳng rằng, cậu hủy kết bạn với ba và chọn chế độ không cho ba xem trang của mình. Từ đó giữa ông và con có một vách ngăn rất dày mà ông không thể vượt qua được. Muốn biết con suy nghĩ gì, bạn bè con ra sao, ông hoàn toàn chịu thua khi không có một “manh mối” ngay cả trong phòng riêng của con.

Nhiều bậc phụ huynh quen lắng nghe con kể chuyện từ lúc con ở nhà trẻ. Lớn lên có Facebook, thế là rủ con cùng tham gia. Nhờ đó, ba mẹ và con cái dễ dàng chia sẻ nhau những trạng thái hoặc những hình ảnh trong những lúc gia đình vui vẻ cùng nhau. Với những clip bạo lực, đánh nhau trên mạng, ông Trần Văn Bảo, 43 tuổi (P11, Q3) chia sẻ cùng con: “Bạn bè trong lớp hoặc cùng trường có đánh nhau, con nên rủ các bạn khác can ngăn chứ đừng bao giờ quay clip rồi phát tán trên mạng như thế là làm nhục bạn mình”. Khi thấy con bực mình chửi bậy vì trạng thái của mình bị bạn khác chế giễu, bà Lê Thu Ba, 45 tuổi (P2, Q5) cũng lựa lời khuyên nhủ: “Ai không thích câu trạng thái của con thì con cứ vờ đi, mà nếu cứ bị “dạy đời” hoặc bị mắng mỏ hoài thì con hủy kết bạn chứ đừng ăn miếng trả miếng như thế xem ra con cũng kỳ cục và nhỏ mọn giống bạn rồi”.

Bạn Phạm Minh Tâm, 16 tuổi, học sinh trường Marie Curie hãnh diện kể về người bạn Facebook đặc biệt là ba mình: “Nhiều lúc tôi không thích trạng thái của bạn bè, nhiều đứa quá khích, hoặc nói dóc…Ba tôi đều khuyên tôi không thích thì đừng đọc. Nếu đọc rồi không thích thì đừng bấm nút thích chứ không nên dạy đời hoặc mỉa mai gây hấn trên mạng xã hội. Như vậy không tốt… Nhờ đó, tôi cư xử trên Facebook chừng mực hơn hẳn”.

Có thể thấy, nếu khéo léo và nắm bắt được tâm lý con trẻ, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tham gia vào thế giới mạng của con rồi qua đó, gần gũi và hiểu con hơn.

HOÀNG HẠC

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Nhớ quê
Nhớ quê
Sáng nay đi tập thể dục về ngang qua dãy nhà trọ, chị chợt xao xuyến khi nghe câu hát ru vẳng ra: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…”. Ðã từ lâu, chị chưa về thăm vùng sông nước...
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Cơn sốt hàng giá rẻ
Cơn sốt hàng giá rẻ
Tuần qua, một vấn đề thời sự có sức thu hút, lôi kéo sự quan tâm của không chỉ người trẻ hay trung niên, mà cả những người lớn tuổi, không phân biệt đàn ông hay phụ nữ, đã bàn tán rôm rả, vui có mà lo âu cũng có,...
Âm thầm góc bên Mẹ
Âm thầm góc bên Mẹ
Ông Lý Văn Sang, một tân tòng hơn mười năm nay mỗi sáng đều đến một góc nhỏ có tượng Đức Mẹ ở bệnh viện Mắt TPHCM để quét dọn, tưới cây, chăm sóc.