Thế giới vĩnh biệt “cha đẻ” món tiramisu

Ông Ado Campeol, một tín hữu Công giáo và là chủ nhà hàng Ý nơi món tráng miệng tiramisu ra đời, đã về với Chúa ở tuổi 93. Kể từ khi được “sáng chế” vào năm 1972, món này nhanh chóng trở thành loại đồ ngọt được cả thế giới yêu thích.

Hồi đầu tháng 11, ông Luca Zaia, thủ hiến vùng Veneto, đã loan báo tin buồn về sự ra đi của người được công nhận rộng rãi là “cha đẻ” món bánh tiramisu nổi tiếng thế giới. Nhà hàng Le Beccherie của gia đình Campeol, mở cửa từ năm 1939 tại TP Treviso thuộc Veneto, lâu nay vẫn được xem là cái nôi của món tráng miệng thơm ngon này trên bàn ăn tối, với tiramisu nghĩa tiếng Việt là “khơi dậy”.

Vợ chồng ông Ado

Tiramisu thường chứa các lớp bánh sâm banh nhúng cà phê, xen giữa là lớp kem làm từ lòng đỏ trứng, đường và phô mai mascarpone. Lớp phủ bên trên là bột cacao, và một số phiên bản khác nhau bổ sung rượu như rượu rum hoặc rượu vang. Dù ông Campeol được gọi là “cha đẻ tiramisu”, trên thực tế vợ của ông là bà Alba Campeol và một trong những đầu bếp nhà hàng mới là những người trực tiếp cho ra đời món này.


Phát hiện tình cờ

Câu chuyện về sự ra đời của món bánh ngọt nổi tiếng thế giới bắt đầu vào đêm trước Giáng Sinh năm 1969, tại bếp nhà hàng Le Beccherie ở TP Treviso, phía bắc Venice. Bếp trưởng Robert Linguanatto đang làm món kem lạnh. Khi một vài miếng phô mai tình cờ rơi vào lòng đỏ trứng và đường, ông Linguanatto vẫn tiếp tục đánh kem và hài lòng với kết quả cuối cùng. Lấy mẫu hỗn hợp mới, vợ ông Campeol là bà Alba bắt đầu thử lặp lại việc xếp các tầng bánh sâm banh và cà phê. Sau 3 năm được hai vợ chồng chủ nhà hàng thử nghiệm và cải tiến, năm 1972, món tráng miệng mới đã được đưa vào thực đơn của nhà hàng Le Beccherie với tên gọi “tiramisu”, theo báo The Financial Times.

Carlo Campeol, con trai ông Ado, và tấm ảnh nhà hàng Le Beccherie thời đệ nhị thế chiến

Theo thời gian, công thức làm bánh tiramisu chính thức được Viện Hàn lâm Ẩm thực Ý công nhận, và ông Zaia dẫn đầu nỗ lực bảo vệ món tráng miệng này ở Liên minh châu Âu, theo đó không nhà hàng nào được phép trộn thêm nguyên liệu dâu tây hoặc kem khi làm bánh. Tuy nhiên, ông Campeol, được công nhận là huyền thoại ẩm thực của Ý, chưa bao giờ đăng ký bản quyền công thức làm bánh, và nhiều đầu bếp khác cam đoan rằng chính họ là người nghĩ ra món tiramisu trước chủ nhà hàng Le Beccherie. Thậm chí có câu chuyện kể rằng tiramisu được sáng chế vào cuối thế kỷ 17 theo lệnh của một công tước.

Bất chấp tranh luận từ nhiều phía, ông Campeol không lùi bước và vẫn nỗ lực lan truyền câu chuyện về món bánh ngon miệng. Ít nhất dư luận vẫn còn nhớ về sự ra đời tình cờ của nó ở căn bếp của nhà hàng Le Beccherie. Từ thập niên 1970 cho đến khi không còn đứng sau quầy đón khách của nhà hàng vào thập niên 1990, ông Campeol luôn vui vẻ kể lại “truyền thuyết” về tiramisu. Về phần mình, bà Alba sẵn sàng nói về quá trình cải tiến món tiramisu. Bà cho biết mình được truyền cảm hứng từ một món ăn do mẹ chồng đút trong lúc bà đang cho con bú.


Cuộc đời của cha đẻ tiramisu

Ông Campeol chào đời năm 1927 tại TP Treviso. Khi 12 tuổi, cha ông là Carlo đã khai trương nhà hàng Le Beccherie tại quảng trường ở trung tâm thành phố. Ðến khi người cha qua đời năm 1946, ông Campeol tiếp quản công việc tại nhà hàng. Dù là thành viên của một ca đoàn và thích chơi bóng bầu dục, ông Campeol dành hầu hết thời gian để quản lý, trong lúc mẹ ông đảm nhận việc đứng bếp.

Ngay sau khi lập gia đình với bà Alba di Pillo năm 1954, ông gởi vợ đến Venice học làm đầu bếp. Ðến năm 1958, người vợ đã sẵn sàng gánh vác trọng trách từ mẹ chồng. Con của họ, tên Carlo chào đời năm 1955, đã tiếp nhận công việc kinh doanh của gia đình vào thập niên 1990, cho đến khi nhà hàng đóng cửa năm 2014 vì du khách quá ít.

Câu chuyện về món tráng miệng của nhà hàng Le Beccherie nhanh chóng được lan rộng sau bài viết của cây bút chuyên về đề tài ẩm thực Giuseppe Maffioli. Trong bài báo, ông Maffioli còn khuyên khi dùng món tiramisu nên uống thêm một ly rượu vang ngọt vino santo. Ðến thập niên 1990, món tiramisu chinh phục thành công nước Mỹ, nhất là sau khi được tài tử Tom Hanks đề cập trong bộ phim Không ngủ tại Seattle (tựa gốc Sleepless in Seattle) được công chiếu năm 1993.

Trước sự hấp dẫn của món tráng miệng trên, giới đầu bếp khắp nơi tìm cách chế biến và làm mới tiramisu. Ðến nay, thế giới đã có hàng trăm phiên bản bánh tiramisu khác nhau. Năm 2013, Thủ hiến Zaia của vùng Veneto buộc phải tìm cách bảo vệ công thức làm bánh của Ý tại Liên minh châu Âu. Nỗ lực này cũng cho phép cái tên tiramisu tiếp tục là một phần của trải nghiệm không thể bỏ qua khi du khách đến thăm Veneto.

BẠCH LINH

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...