Tình yêu của Chúa Giêsu Kitô

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

“Như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Việc Chúa Giêsu Kitô trao hiến trọn vẹn chính mình khi vâng phục cho đến chết và chết trên thánh giá, cho thấy tình yêu đáng kinh ngạc của Thiên Chúa đối với tội nhân. Tình yêu này còn tiếp tục khơi gợi và thúc đẩy các Kitô hữu hôm nay.

Tình yêu Chúa Giêsu Kitô thật cao vời, “vượt qua sự hiểu biết” (Ep 3,17-19) của loài người. Một khi đã cảm nghiệm được thì “ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?” (Rm 8,35.38-39) Tình yêu đã khiến Ngài từ bỏ vinh quang bất diệt (2Cr 8,9; Pl 2,6-8), sẵn sàng hiến trao sự sống mình vì người khác (1Ga 3,16; Ga 10,11.14-15 15,13; Ep 5,2; Kh 1,5). Ngài yêu thương các tội nhân “xin tha cho họ” (Lc 23,34 13,34; Mt 23,37 và Lc 23,43). Đối với các tín hữu, Ngài như chủ chăn, biết và “gọi tên từng con (chiên), rồi dẫn chúng ra” (Ga 10,3-5).

Những mẫu gương yêu thương của Chúa Giêsu: Đó là sự cảm thương trước nhu cầu của đám đông, “vì họ lầm than vất vưởng khi bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36; Mc 6,34). “chữa lành các bệnh nhân của họ” (Mt 14,14), khi “họ không có gì ăn” (Mt 15,32; Mc 8,1-2). Gặp bà góa thành Naim, Ngài “chạnh lòng thương” và hồi sinh người con trai của bà (Lc 7,11-16) ! Ngài yêu thương các trẻ em (Mt 19,13-15; Mc 10,13-16; Lc 18,15-17). Ngài yêu mến thân mẫu (Ga 13, 6-7) Ngài yêu thương Lazarô (Ga 11,1-7 17- 22 32-44). Gioan, tác giả sách Tin Mừng, “một người được Chúa Giêsu thương mến” (Ga 13,23; 20,2 21,7.20).

Tình yêu của Chúa Giêsu bắt nguồn từ Chúa Cha: “Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người” (Ga 3,35), chính Chúa Cha xác nhận : “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 17,5; Mc 9,7; Lc 9,35; Mc 1,11; Mt 3,17; Lc 3,22). “Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm” (Ga 5,20) và Chúa Giêsu “yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền” (Ga 14,31). Tình yêu của Chúa Giêsu mặc khải tình yêu của Chúa Cha, “đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8) (Ga 3,16; Ep 2,4-5; 1Ga 4,9-10).

Tình yêu của Chúa Giêsu khơi nguồn cho Hội Thánh, Ngài đã yêu thương các tín hữu và nguyện cầu “để tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ và Con cũng ở trong họ nữa” (Ga 17,26 x. Ga 15,9-10). Thánh Phaolô xác tín: “Tôi sống không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20; 1Tm 1,14; 1Ga 4,12). Tình yêu Chúa “răn bảo dạy dỗ” các tín hữu (Kh 3,19; Dt 12,5-6; Kh 3,9). Tình yêu Chúa khơi gợi những thái độ chân thực Kitô hữu phải có: “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy ở điểm này là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35; Lv 19,8; Đnl 6,5; Mt 5,43-44 22,35-39 và Lc 6,27; Ga 15,12; 1Ga 3,10). Tình yêu của Chúa còn gợi hứng cho hôn nhân Kitô giáo (Ep 5,22.28-30). Tình yêu của Chúa thúc đẩy “khao khát những ơn của Thần Khí” (1Cr 14,1), “sống cho Đấng đã chết và sống lại cho mình” (2Cr 5,14-15; Rm 8,37; 1Cr 16,14; Cl 2,2; 1Tx 1,3; Dt 10,24).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.