Tản mạn ngày gia đình

Những năm gần đây, cứ vào dịp 28.6, tôi để ý có không ít cặp vợ chồng khoe những món quà, những hình ảnh quây quần bên nhau trong gia đình. Sự kiện Ngày Gia đình Việt Nam với nhiều hình thức tổ chức nhắc nhớ, trân trọng hạnh phúc gia đình cũng đang ngày càng trở nên phổ biến...

Có đôi vợ chồng trẻ là giáo viên mới kết hôn nhận được một phần quà nhỏ từ Công đoàn trường với lời chúc hạnh phúc. Có cặp kết hôn mấy năm, đi làm công sở, nhận được những phong bì với món tiền nho nhỏ, đủ cho một “chầu chè”… Những món quà khiêm tốn ấy, đối với đơn vị tặng quà, có thể chỉ là để kỷ niệm về một ngày đặc biệt trong tháng đã được công nhận. Nhưng với những đôi vợ chồng, đó là dịp họ cùng nghĩ về nhau.

Nếu như lễ Giáng Sinh, Tết là dịp sum họp đại gia đình, về thăm ông bà, cha mẹ…, thì Ngày Gia đình là dịp để vợ chồng vui với gia đình riêng của mình. Những cặp đôi chưa có con thì nấu món ngon hơn thường ngày cùng thưởng thức và ôn lại kỷ niệm từ những ngày mới quen nhau cho đến khi nên vợ nên chồng. Những khoảnh khắc vui buồn bên nhau cũng hay được nhắc lại trong dịp này. Còn những nhà có con, có khi vợ chồng mua cho con một món đồ chơi con thích. Bữa cơm Ngày Gia đình cũng như mọi ngày nhưng món quà từ cơ quan như nhắc nhở ba mẹ đang là chủ gia đình cần chung tay vun đắp mái ấm cho con và cho nhau.

Gia đình của cháu gái tôi cũng xem ngày này như một dịp để cùng sum họp vợ chồng, con cái. Có năm chỉ là một buổi xem phim, một bữa ăn nhà hàng, thậm chí, một chuyến đi chơi xa dù Công đoàn cơ quan cả hai vợ chồng chỉ tặng 200 ngàn đồng. Họ chấp nhận tốn khoản tiền để cả nhà cùng sống với nhau, bỏ qua tất cả lo toan, áp lực, căng thẳng…trong công việc, trong học tập. Sau chuyến đi chơi, gia đình họ cảm nhận sự ấm áp hơn trong tình cảm vợ chồng, và cả giữa cha mẹ, con cái… Tôi từng chứng kiến có những gia đình mà cha mẹ chỉ ngoài 40, các con mới vào trung học, ngày Gia đình, họ cùng đi hát karaoke. Ðây mới đúng là “mẹ hát con khen hay” hoặc “chồng hát vợ vỗ tay”. Tất cả đều vui vẻ nhận ra họ đang tận hưởng những phút giây vui vẻ, hạnh phúc trong ngày.

Cuộc sống biết bao khó khăn, dĩ nhiên các đôi vợ chồng không tránh khỏi những lúc bực bội, gây gổ, có khi cả “hăm” lôi nhau ra tòa ly hôn chứ chẳng chơi. Ngày Gia đình Việt Nam một năm đến một lần với món quà nhỏ bé và lời chúc phúc đủ để những đôi vợ chồng giật mình nhìn lại. Họ còn có nhau và cả con cái để yêu thương, đùm bọc. Ngoài những nhu cầu vật chất, hẳn họ còn nhớ trách nhiệm dạy dỗ con cái ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ và yêu thương nhau.

Nghĩ về những gia đình sum vầy hạnh phúc, cũng không khỏi chạnh lòng với những cặp đôi đã hoặc đang đối diện với cảnh sắp “ra tòa” chia tay, mỗi người mỗi nơi, con cái phân ra, đứa theo mẹ, đứa theo cha…

Ngày Gia đình, như một “cột mốc” để nhắc những đôi vợ chồng có gia đình riêng, hãy bảo vệ, thương yêu nhau, nắm tay nhau vượt qua thử thách, gian khó trong cuộc sống để cùng xây dựng và giữ gìn tổ ấm.

SƠN HẠ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Nhớ quê
Nhớ quê
Sáng nay đi tập thể dục về ngang qua dãy nhà trọ, chị chợt xao xuyến khi nghe câu hát ru vẳng ra: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…”. Ðã từ lâu, chị chưa về thăm vùng sông nước...
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Cơn sốt hàng giá rẻ
Cơn sốt hàng giá rẻ
Tuần qua, một vấn đề thời sự có sức thu hút, lôi kéo sự quan tâm của không chỉ người trẻ hay trung niên, mà cả những người lớn tuổi, không phân biệt đàn ông hay phụ nữ, đã bàn tán rôm rả, vui có mà lo âu cũng có,...
Âm thầm góc bên Mẹ
Âm thầm góc bên Mẹ
Ông Lý Văn Sang, một tân tòng hơn mười năm nay mỗi sáng đều đến một góc nhỏ có tượng Đức Mẹ ở bệnh viện Mắt TPHCM để quét dọn, tưới cây, chăm sóc.