Từ giáo sinh trở thành giáo viên ...

Tôi từng học ngành Sư phạm. Trước khi trở thành giáo viên, chúng tôi đã trải qua thời gian thực tập.

Không thể diễn tả lần đầu đứng lớp trước các học sinh thực sự. Chúng tôi mang tâm trạng sẽ bị học trò “quay”. Bởi vậy, trước khi lên lớp, các giáo sinh đều cố gắng học thật kỹ những mặt khác nhau của vấn đề và tự nghĩ ra những câu hỏi để có thể xử lý tốt khi học trò hỏi. Cũng có lần tôi cũng “bí” khi các em hỏi một câu hơi sâu về chuyên môn, mình chưa biết trả lời thế nào, đành nói: “Em hãy về xem sách tham khảo nhé!”. Cô học trò không vừa, hỏi nhanh: “Thưa cô, thế sách tên gì, ở mục nào để em tìm đọc ạ?”. Tôi không nhớ mình đã nói gì, chỉ biết lúc ấy vô cùng bối rối, hình như nói không đâu ra đâu. May sao, chuông reng hết tiết, cứu cô giáo sinh trẻ kịp thời.

Một giáo sinh trong giờ lên lớp - ảnh minh họa

Giáo sinh chúng tôi được hướng dẫn là khi thực tập đứng lớp, không thể để “cháy giáo án”. Thế nhưng, trường hợp một cô bạn của tôi thì lại bị “ướt giáo án”, bạn vào giảng một hơi, chỉ 15 phút là… hết bài! Kết quả là bạn bị thầy hướng dẫn la. Cuối cùng bạn cũng “qua” hai tháng rưỡi thực tập với số điểm “đậu vớt”. Ðiều không ai ngờ, sau khi tốt nghiệp, cô bạn về dạy tại một trường ở Thủ Ðức và được đánh giá là một trong những giáo viên giỏi, vẫn được học sinh khen là “cô dạy rất dễ hiểu!”. Thế mới biết, không thành công nhiều ở trường học, chưa chắc nơi trường đời đã thất bại!

Sau này khi trở thành giáo viên, tôi lại chứng kiến từng lớp giáo sinh đến trường tôi thực tập. Hình như giáo sinh nào cũng hồi hộp, háo hức cho lần đứng lớp đầu tiên. Có người tự tin và tròn trịa 45 phút đứng lớp. Không ít người cũng bị “cháy giáo án”. Là giáo viên chính thức, tôi không bao giờ phê phán nặng một giáo sinh nào bởi nhớ đến cô bạn đồng môn ngày xưa - người từng bị thầy hướng dẫn la mắng thậm tệ trong lúc đi thực tập - sau này lại là một giáo viên giỏi.

Ngày nay, học sinh dường như ngày càng ít “quay” giáo sinh và cả giáo viên trong những giờ giảng, cũng ít nêu thắc mắc. Có lẽ kỹ năng suy luận hay phản biện của các em yếu dần chăng?

Cũng có những người học sư phạm, song chỉ dừng lại ở giáo sinh mà không trở thành giáo viên. Họ làm công việc khác, vì nhiều lý do. Ngày trước, phần lớn giáo viên bỏ nghề vì lương thấp. Hôm nay, lương giáo viên đã cao hơn một số ngành nhưng người ta vẫn bỏ nghề. Có lẽ vì áp lực nghề nghiệp đặt lên vai những nhà giáo quá lớn: chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu tốt nghiệp, không được la mắng học sinh lười biếng..., trong khi học trò hôm nay đứng trước bao cám dỗ từ thế giới thật đến thế giới ảo để buông lơi việc học hành...

Bởi thế, từ giáo sinh trở thành một giáo viên thực thụ và trụ lại với nghề, chắc hẳn mỗi người trong ngành cũng phải vượt lên những áp lực và chọn cho mình niềm vui riêng để cống hiến!

HOÀNG HẠC

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bất hòa trong việc dạy con
Bất hòa trong việc dạy con
Mâu thuẫn trong cách dạy con là một trong những nguyên nhân dễ gây bất hòa giữa hai vợ chồng. Nói cho cùng, tất cả cũng xuất phát từ ý thức thương con, muốn cho con nên người, nhưng không phải ai cũng như ai khi dạy dỗ con. Nhiều...
Mau lớn, chậm trưởng thành
Mau lớn, chậm trưởng thành
Nhiều bạn nhỏ ngày nay không chỉ mau lớn về thể chất, mà còn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, hiểu rõ “quyền lợi” của mình, nhận thức được vị thế của bản thân trong gia đình.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Truyện một tâm hồn  người bạn đồng hành
Truyện một tâm hồn người bạn đồng hành
Dịp xưng tội, rước lễ lần đầu, chúng tôi được tặng một món quà, trong đó có tấm ảnh thánh bổn mạng của mình. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi được thấy hình ảnh xinh đẹp của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu - bổn mạng tôi. “Tên...