Ăn để sống đời

“Ăn uống” là việc thường làm trong đời sống hằng ngày. Cha ông chúng ta vẫn dạy “ăn để sống” chứ không phải “sống để ăn”. Nhưng vì nhiều người chưa hiểu sống là gì, sống như thế nào mới đáng ăn, nên cũng ít người biết ăn là gì, ăn như thế nào mới đáng sống.

Sống để ăn

Sách Xuất Hành nói về dân Do Thái trách cứ Môsê và Aaron: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi chết đói cả lũ ở đây!”. Điều này cho thấy họ chỉ biết sống để ăn (x. Xh 16,2-4.12-15).

Đức Giêsu cũng vạch trần thái độ sống để ăn của người Do Thái: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (x. Ga 6,24-35).

94f96f0584c.jpg (98 KB)

Đây cũng là lời mời gọi của Đức Giêsu gởi đến tất cả chúng ta trong thời đại này, vì nhiều người đang ra sức làm việc, kiếm thật nhiều tiền chỉ để ăn chơi và hưởng thụ cuộc sống. Họ tìm ăn của ngon vật lạ, những món đặc sản trong nước hay ngoài nước để chứng tỏ mình là người sành điệu, lịch lãm. Kết quả là số người béo phì ở Việt Nam nhanh nhất thế giới, số trẻ béo phì ở Việt Nam đang chiếm khoảng 19% và mỗi năm một tăng cao.

Cơ thể người lớn trung bình mỗi ngày chỉ cần số thực phẩm sản xuất ra khoảng 2.000-2500 calorie, với khoảng 20 đơn chất mà thôi. Dù ăn nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cơ thể chỉ thu nhận và dự trữ các chất cần thiết cho sự sống và loại bỏ các chất dư thừa. Nếu cơ thể không thải được chất thừa ra ngoài, sự sống sẽ bị tổn thương.

Vậy phải ăn thế nào để sống và sống dồi dào?

Đây là câu hỏi đặt ra trong suốt dòng lịch sử nhân loại. Những con người thời sơ khai (homo habilis) cách đây 2,4 triệu năm chỉ biết ăn tươi nuốt sống những thú vật mình bắt được. Khi con người đứng thẳng (homo erectus) khám phá ra lửa cách đây khoảng 800.000 năm, do cháy rừng, núi lửa, họ thấy thịt nướng ăn ngon hơn, lành hơn và giữ được lâu hơn. Con người hiện đại (homo sapiens) đã tự tạo ra lửa để chế biến đồ ăn và tìm ra ý nghĩa của việc ăn uống.

Nền văn minh Hy Lạp và La Mã ở Tây Phương và Trung Hoa ở Đông Phương đã đưa việc ăn tiến một bước dài. Xã hội lúc này đã phân hóa thành các dân tộc với nhiều giai cấp khác nhau. Những nô lệ nghèo khổ luôn “ăn đói, mặc rách”, người trung lưu được “ăn no, mặc ấm” và chỉ giai cấp quý tộc, giàu có mới có quyền “ăn ngon, mặc đẹp”. Một ít người, như Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN), còn mơ ước tìm được “của ăn trường sinh bất lão”.

Các tôn giáo đã đem lại ý nghĩa cho việc ăn uống và thể hiện niềm mơ ước của con người: ăn để sống mãi mãi. Trong cuốn truyện Tây Du Ký của học giả Ngô Thừa Ân, nhiều loài yêu quái muốn ăn thịt nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng), vì chúng tin rằng thịt này làm cho trường sinh bất lão.

Con người không còn chỉ ăn để sống một đời, nhưng qua việc cúng tế lễ vật cho các thần linh và chia sẻ lễ vật đó, họ tin rằng mình sẽ được sống dồi dào, phi thường và mãi mãi với thần linh. Nhiều tôn giáo dạy tín hữu nên ăn gì và ăn như thế nào để đạt được kết quả đó.

Các triết gia cũng bắt đầu suy tư về đồ ăn cho thể xác và tinh thần. Họ cho thể xác đối nghịch với tinh thần, nên chủ trương sống nghiêm khắc với chính bản thân (phái Khắc Kỷ), ăn uống đạm bạc, không chiều theo thú vui và dục vọng để thể xác càng nhẹ nhàng thì tinh thần càng thanh thoát. Công đồng Vatican II đã dạy, con người là một với thể xác và tinh thần nên chúng ta ăn thế nào để phát triển trọn vẹn cả hồn và xác (x. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, 1965, số 14).

Trong lịch sử nhân loại, dân tộc Do Thái đã nhận được lương thực từ trời mà họ gọi là manna trong suốt 40 năm, khi đi trong sa mạc Sinai tìm về Đất Hứa. Đây là thứ bột rơi trên mặt đất mỗi sáng để họ lấy về làm bánh. Bánh từ trời là hình ảnh báo trước về “tấm bánh trường sinh từ trời xuống” (x. Ga 6,51) là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, để muôn loài có thể đón nhận Người và đạt được sự sống vĩnh hằng, kỳ diệu của Thiên Chúa.

Câu hỏi của người Do Thái giải đáp cho vấn đề chúng ta đang quan tâm “ăn thế nào để sống muôn đời”. Họ hỏi: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”. Đức Giêsu không đòi hỏi người Do Thái phải làm việc này, việc nọ, phải tuân giữ giao ước 10 điều răn hay làm việc bác ái nào đấy. Người chỉ nói rằng: “Việc Thiên Chúa muốn các ông làm là tin vào Đấng Chúa sai đến”, là Đức Giêsu. Tin vào Người và hòa nhập thành một với Chúa Giêsu để Người dẫn ta vào đời sống mới, trở thành “con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện (Ep 4,24).

 ... Công đồng Vatican II đã dạy, con người là một với thể xác và tinh thần nên chúng ta ăn thế nào để phát triển trọn vẹn cả hồn và xác...”

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Tôi coi việc vào đạo chỉ là bước đầu, còn việc Phúc Âm hóa, thay đổi con người nên tạo vật mới, đó mới là mục đích chính yếu của việc truyền giáo.
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Công đồng Vatican II, qua Hiến chế “Đến với môn dân” đã khẳng định: “Bản chất Giáo hội là truyền giáo” (AG,2). Giáo hội được thành lập để truyền giáo.
Ðời sống hài hòa
Ðời sống hài hòa
Người ta dễ có khuynh hướng giữ luật theo hình thức bên ngoài và quên mất tinh thần của luật lệ. Việc làm thế nào có được một đời sống hài hòa giữa hình thức và nội dung của lề luật là điều đáng nghĩ suy.
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Đức Giêsu là tấm bánh làm cho ta sống mãi, trẻ đẹp và hạnh phúc vô cùng. Muốn đạt được điều đó, tấm bánh vật chất cần phải chuyển hóa thành thịt máu của con người thì mới làm cho sống.
Người mẹ Thánh
Người mẹ Thánh
Nhìn những bức họa vẽ Đức Mẹ Maria lên trời và các thánh, ta đều gặp thấy những khuôn mặt tươi trẻ, đẹp đẽ, trong vầng hào quang rực rỡ để diễn tả hạnh phúc thiên đàng.
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Khi Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đến trần gian để thực hiện công cuộc cứu rỗi nhân loại và quy hướng nhân loại về cùng Thiên Chúa, thì nhân loại đang tiếp tục sống với những sắc thái và những phương thế khác nhau.