Chuyện đặt tên con

Người phương Đông quan niệm sở hữu cái tên đẹp sẽ đem lại nhiều may mắn. Chuyện đặt tên cho con từ trước đến nay luôn được các bậc cha mẹ coi trọng, tuy mỗi thời có hình thức khác nhau. Một trong những phụ từ quen thuộc của“ngày xưa” là trong tên nam và nữ luôn đệm hai từ “Văn - Thị”. Ông bà ta khi xưa dùng chữ lót này là để phân biệt tên giữa người nam và người nữ. Đồng thời theo quan niệm xưa, con trai thường phải lo việc đèn sách, lấy việc văn chương làm đường chính. Con gái thì cần đảm đam việc nhà, bếp núc, chợ búa. Dần theo thời gian, cách đặt ấy biến tấu khác đi. Nhiều cha mẹ muốn thoát ly truyền thống, vận dụng những từ ngữ khác làm chữ đệm nghe cho lạ tai. Dưới ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu, trước hết là cải lương, nông dân Nam bộ đặt cho con những cái tên theo nghệ danh của người mình yêu thích.

Một số người lại không ngần ngại lấy nhân vật tiểu thuyết làm tên cho các con mình. Mong ước chung của họ là để cho con có cái tên thật hay, đồng thời cũng qua đó mong ước chúng có một cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi sáng. Tên đẹp thì dễ nghe, dễ nhớ. Những đứa bé vô tình mang phải tên không hay hoặc giả chỉ là tên tục xấu xí ở nhà cũng dễ bị mặc cảm so với các bạn cùng trang lứa. Xưa, ông bà thường gọi con cháu bằng đặc điểm nổi bật trên cơ thể như tóc nâu, nói ngọng… hoặc gắn thứ tự trong gia đình như con Hai, thằng Ba, bé Út... Khi di dân, người ta vẫn không quên quê cha đất tổ, vì thế danh xưng làng xã được biến thành tên con cái. Nhưng dù với cách thức nào, những bậc cha mẹ luôn muốn tìm cho con mình cái tên ý nghĩa nhất.

Ngày nay, chuyện đặt tên cho con cũng có không ít điều thú vị. Làn gió phương Tây du nhập đã làm cho không ít những cái tên mộc mạc, đáng yêu của lũ trẻ ngày trước như “cái Tí, thằng Tị, con Gòm, con Hến…” được thay bằng “Bi, Bo, Bin…”. Ngay cả chính danh trong giấy khai sinh, nhiều cái tên nửa Tây nửa Ta xuất hiện ngày một phổ biến. Chuyện chữ lót “văn, thị” trong tên con trai, con gái hầu như cũng trôi vào dĩ vãng. Người ta cũng quên dần ý nghĩa tuyệt vời được ông bà xưa gởi gắm vào trong đấy.

Tuy vậy, dẫu có mang danh xưng gì, điều tốt đẹp nhất vẫn là giữ cốt cách bao đời của người Việt. Cái tên, không chỉ thể hiện niềm mong mỏi của cha mẹ mà còn là kết tinh của văn hóa, cội nguồn.

Anh Nguyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3   
Liên hoan Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3  
Liên hoan “Tiếng hát đồng bào Công giáo Quận 3” lần 4 năm 2024 đã diễn ra trong hai đêm 30 và 31.10.2024 tại Trung tâm Văn hóa Quận 3, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 3 phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành...
Dành thời gian cho con
Dành thời gian cho con
Một buổi chiều nọ, trong lúc cả nhà đang dạo chơi công viên, tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ đang nô đùa với đứa con nhỏ của mình.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Ba tôi ở nhà thờ Thánh Phaolô
Chúng tôi trao đổi danh thiếp. Nhìn dòng địa chỉ, tôi buột miệng: “Chị ở khu Tên Lửa à? Ba em nghỉ ngơi ở nhà thờ Thánh Phaolô, nên em cũng thường ngang hướng đó”.
Nhớ quê
Nhớ quê
Sáng nay đi tập thể dục về ngang qua dãy nhà trọ, chị chợt xao xuyến khi nghe câu hát ru vẳng ra: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…”. Ðã từ lâu, chị chưa về thăm vùng sông nước...
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Cơn sốt hàng giá rẻ
Cơn sốt hàng giá rẻ
Tuần qua, một vấn đề thời sự có sức thu hút, lôi kéo sự quan tâm của không chỉ người trẻ hay trung niên, mà cả những người lớn tuổi, không phân biệt đàn ông hay phụ nữ, đã bàn tán rôm rả, vui có mà lo âu cũng có,...