Cố gắng trở thành con người sinh lợi

Thời nay là thời kinh tế thị trường, thời cạnh tranh. Xã hội ngày càng đa dạng về cuộc sống, về sắc hình và về nhu cầu đã khiến người ta phải so sánh, đánh giá những gì mình thấy. Hướng đi trên cũng đang được nhận thấy trong xã hội đối với các giá trị tôn giáo, các việc làm của tôn giáo, các người của tôn giáo. Từ lâu rồi và đặc biệt là lúc này, một câu hỏi thường được đặt ra: Tôn giáo này, hoặc một việc làm như thế của tôn giáo nọ, hoặc người ấy của tôn giáo đó có sinh được lợi ích gì cho chúng ta không?

Những câu hỏi như thế nên được coi là dịp để người hoạt động tôn giáo lắng nghe dư luận, xem xét tình hình và kiểm tra lại chính mình.

Ðối với nhiều người, đây còn là những thôi thúc nội tâm, đưa họ trở về với Chúa và gặp gỡ Chúa, để thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa muốn con phải thế nào, để những việc con làm và chính bản thân con được Chúa chấp nhận, và nhờ đó sẽ sinh lợi cho nơi mà con phục vụ ?”.

Câu trả lời luôn nghe thấy là “Hãy làm đúng theo thánh ý Chúa, xứng danh người môn đệ Ðức Kitô”.

 gmbuituan.jpg (100 KB)

Mấy điểm cần chọn

Có một số điểm rất rõ ràng, mà thánh ý Chúa muốn người môn đệ Ðức Kitô thực hiện. Xin nhấn mạnh mấy điểm sau đây:

1- Bác ái. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau” (Ga 13,15).

2- Từ bỏ mình. “Ai muốn làm môn đệ Thầy, hãy từ bỏ mình ...” (Mt 16,24).

3- Tỉnh thức và cầu nguyện. 
“Các con hãy tỉnh thức ...” (Mt 24,25).

4- Loan báo Tin Mừng. “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Mt 28,19).

Theo Phúc Âm thánh Matthêu thì tất cả những điểm trên đây phải được thực hiện bằng hành động. Nhưng trên thực tế, những hành động cụ thể sẽ là những hành động nào, hành động lúc nào, hành động cách nào, hành động nơi nào. Ðó là chuyện mà duy chỉ một mình lý thuyết và thiện chí sẽ không giải quyết được. Cần phải thêm vào đó một số đức tính, như sự khôn ngoan Phúc Âm, sự nhạy bén tông đồ, tính dấn thân của Công đồng Vatican II.

Với những đức tính này, người môn đệ Ðức Kitô sẽ có thể thực hiện bốn đặc điểm trên một cách hiệu quả trong nhiều loại hành động. Tuy nhiên, được như vậy, trong tâm hồn người môn đệ Ðức Kitô đã phải có sẵn một yếu tố căn bản, đó là lửa tình yêu, được chia sẻ từ Ðức Kitô. “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). “Thầy là cây nho các con là ngành” (Ga 15, 1). Ðó là một tình yêu phục vụ, không ngại nhập thế và không sợ hạ mình xuống để bắt chước Chúa Giêsu: “Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28).

 

Rất quan tâm đến tình yêu phục vụ

Phục vụ là đáp ứng đúng nhu cầu, bằng đúng việc, vào đúng lúc, ở đúng nơi, với đúng cách.

Thí dụ ở Nadarét, phục vụ của Chúa Giêsu là một sự hiện diện dễ thương, ân cần. Phục vụ của Ngài trong ba năm công khai là đi rao giảng và làm phép lạ. Nhưng Ngài rao giảng tùy nơi, tùy lúc và tùy trình độ người nghe. Ngài làm phép lạ cũng tùy lúc, tùy người, tùy nơi. Phục vụ của Ngài trong tuần thánh là tự nguyện đi vào cuộc tử nạn để tới phục sinh. Phục vụ của Ngài hiện nay là sự hiện diện mầu nhiệm của Ngài thông qua nhiều cách, như Kinh Thánh, các Bí tích, Hội Thánh, và phần nào qua các thực tại trần thế.

Để phục vụ tha nhân một cách hiệu quả, người Kitô hữu cần trang bị cho mình không chỉ thiện chí mà còn cả khả năng phân định, sự khôn ngoan và tình yêu thương. Mỗi người có thể phục vụ bằng nhiều cách khác nhau, từ những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày như cầu nguyện và suy niệm, đến những hoạt động lớn hơn như tham gia các công tác xã hội, có những cái nhìn đồng cảm với các vấn đề sôi động thiết thân trong cuộc sống của đồng bào mình. Dù bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là mang lại niềm vui, sự bình an và hy vọng cho những người xung quanh.

 

Đặc biệt phải khiêm tốn

Người phục vụ là người thường được ưa thích. Nhưng đừng quên điều này: phục vụ mà kiêu căng sẽ không là phục vụ của người môn đệ Ðức Kitô.

Phục vụ với lòng tự cao tự đại là một xúc phạm. Phục vụ mà tưởng rằng chỉ là cho đi mà không là nhận lãnh cũng là một sai lầm. Phục vụ mà cho rằng chỉ có mình là đúng, là tốt, là cần, sẽ là một thảm họa. Nhưng phục vụ với một dáng vẻ khiêm nhường câu nệ hình thức cũng rất xa lạ với Phúc Âm.

Thứ phục vụ có khả năng truyền tải Tin Mừng sẽ rất khiêm tốn một cách chân thành hồn nhiên.

- Khiêm tốn như tấm men (x. Lc 13,20), không những chấp nhận số phận mình là phải tan đi, mà còn khao khát được tan đi. Nó vui mừng khi được hòa vào bột để biến bột thành bánh thơm ngon.

- Khiêm tốn như hạt giống gieo xuống đất (x. Ga 12, 23). Nó sung sướng vì được chôn vùi và được thối đi, để sẽ có những sản sinh mới là cây, là hoa, là trái.

- Khiêm tốn như những người đầy tớ bé nhỏ mà Chúa nói trong Phúc Âm: “Chúng con là những đầy tớ vô ích, chúng con đã làm những việc chúng con phải làm” (Lc 17,10).

- Khiêm tốn như một người yếu đuối, mà thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: “Tôi muốn làm sự lành, nhưng tôi lại không thực hiện được ý muốn đó. Sự lành tôi muốn thì tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7,18-19).

- Khiêm tốn như chính Ðức Kitô, tự hạ đến bậc thang cuối cùng của thân phận con người.

Dù được khen ngợi hay chỉ trích, người Kitô hữu luôn giữ thái độ khiêm tốn, nhìn lên Chúa để tìm kiếm sự hướng dẫn và an ủi. Như thánh Phaolô đã từng nói, “Đấng xét xử tôi là Thiên Chúa” (1Cr 4,4). Điều này nhắc nhở mỗi người rằng, cuối cùng, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng phán xét công chính và công bằng nhất.

Trong thái độ trên, người môn đệ Ðức Kitô đã tỏ ra rất tỉnh thức cầu nguyện, thực sự từ bỏ mình, nhiệt tâm bác ái và loan báo Tin Mừng trong niềm hân hoan tin tưởng tìm được ngay giữa đời thường. Một cuộc sống hợp thánh ý Chúa như vậy chắc chắn sẽ là cuộc sống sinh nhiều lợi ích cho mọi tâm hồn. Ðiều quan trọng nhất ở đây là phải hết sức cố gắng để sống được như vậy.

Giám mục GB. Bùi Tuần (+)

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liên Hội đồng Giám mục Á Châu kêu gọi hoán cải sinh thái
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu kêu gọi hoán cải sinh thái
Tháng 3.2025, Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao, Chủ tịch Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã gởi thư mục vụ đến các Hội thánh địa phương tại châu Á về việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo.
Hiện hữu và sở hữu
Hiện hữu và sở hữu
Chính vì lầm lẫn giữa hiện hữu và sở hữu, giữa cái đang có và cái đang chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ theo tham vọng và dục vọng của mình, nên con người dễ đi vào con đường tội lỗi.
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 15.3.2025 cho biết, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã ban hành sắc lệnh theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt...
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu kêu gọi hoán cải sinh thái
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu kêu gọi hoán cải sinh thái
Tháng 3.2025, Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao, Chủ tịch Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã gởi thư mục vụ đến các Hội thánh địa phương tại châu Á về việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo.
Hiện hữu và sở hữu
Hiện hữu và sở hữu
Chính vì lầm lẫn giữa hiện hữu và sở hữu, giữa cái đang có và cái đang chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ theo tham vọng và dục vọng của mình, nên con người dễ đi vào con đường tội lỗi.
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 15.3.2025 cho biết, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã ban hành sắc lệnh theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt...
Cuộc biến đổi thiêng liêng
Cuộc biến đổi thiêng liêng
Biến đổi không phải chỉ là thay đổi cái này bằng cái khác như thay một vật dụng nào đó. Biến đổi có nghĩa là chính vật ấy hay người ấy thay đổi thành khác trước, nhưng bản chất vẫn giữ nguyên.
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Giáo hội mời gọi tín hữu bước vào Mùa Chay Thánh như thời gian thao luyện thiêng liêng, gọi là linh thao, để có thể bắt chước Chúa Giêsu chiến đấu, trước khi kết hợp với Người trong mầu nhiệm Phục Sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Trong Mùa Chay này, Thiên Chúa đòi chúng ta duyệt xét đời sống, trong gia đình, tại nơi chúng ta sống và làm việc, chúng ta có khả năng đồng hành với người khác, lắng nghe họ, thắng được cám dỗ khép kín vào chính mình và chỉ quan tâm...
Cát bụi phận người
Cát bụi phận người
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi xức tro trên đầu, Giáo hội nhắc nhở các tín hữu: “Con hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro”. Đó là sự thật và Giáo hội mời gọi hãy nhìn vào sự thật của đời mình và...
Yêu thương tha nhân
Yêu thương tha nhân
Để có thể loan báo Tin Mừng, các Kitô hữu phải đối xử với mọi người như anh chị em, và nếu bị coi như kẻ thù, thì vẫn phải yêu thương họ.
Từ Tám Mối Phúc Thật đến thực tế xã hội:  Suy tư và hành động cho người Kitô hữu
Từ Tám Mối Phúc Thật đến thực tế xã hội: Suy tư và hành động cho người Kitô hữu
Chúa Giêsu nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, bây giờ đang phải đói khát, khóc lóc, bị người ta thù ghét, trục xuất, phỉ báng và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương …. Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, đã...