Con đường hạnh phúc

Nhiều gia đình trên thế giới đang đối mặt với cuộc mưu sinh vất vả và những thách thức của đời sống tâm linh… Trong hoàn cảnh khó khăn này, họ phải hành động thế nào để bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc? Hơn nữa, trong đường hướng của Năm Thánh Hy vọng, phải đồng hành với nhau như thế nào trên con đường hạnh phúc của Chúa Giêsu? Đó là câu hỏi để chúng ta cùng suy tư.

Hinh bai cha Son 2476.jpg (436 KB)

Con đường hạnh phúc của gia đình

Có thể nói, khi các thành viên của mỗi gia đình kết hợp với nhau, cùng hành động với nhau, thì họ làm nên một con đường. Con đường này sẽ dẫn đưa họ đến niềm vui, hạnh phúc, thành công, phát triển và sung túc về vật chất lẫn tinh thần. Tổ tiên ta đã từng dạy rằng: “Cha con đồng lòng thì đất cũng hóa nên vàng, anh em chung sức thì đá cũng thành ra ngọc”, “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Tân Ước đã thuật lại chuyện gia đình Đức Giêsu lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Khi xong kỳ lễ, hai ông bà đã lạc mất Chúa Giêsu, và đã cực lòng tìm kiếm trong lo âu, sợ hãi. Sự kiện này giúp mỗi người, mỗi gia đình hiểu rằng sống sự liên kết với Đức Giêsu là điều cần thiết. Bởi vì, nếu Đức Giêsu “là con đường sự thật và sự sống” (Ga 14,6), thì việc lạc mất Giêsu, rời xa con đường đó sẽ gây nên bao thảm cảnh trong gia đình.

Không ít gia đình hiện đang đối mặt với việc lạc mất Chúa Giêsu. Việc bỏ tham dự thánh lễ và các bí tích trong một thời gian dài đã làm cho nhiều người lớn mất dần cảm xúc và tâm tình đạo đức. Không ít người có ý chí yếu kém đã nghiện các trò chơi trực tuyến, phim ảnh đồi truỵ và bị dẫn dắt vào những trò ma quái, mê tín có đầy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ thu mình vào đời sống ích kỷ, buông thả theo dục vọng. Thế là sự hợp nhất trong gia đình bị phá vỡ.

Khi rời xa con đường sự thật được Đức Giêsu giới thiệu, họ không còn nhận ra Chúa là người Cha đầy yêu thương để tôn thờ trong tinh thần thảo hiếu. Không còn nhận ra mọi người là anh chị em trong cùng một gia đình để phục vụ trong tinh thần huynh đệ. Không còn nhận ra vạn vật là những đứa em nhỏ cần bảo vệ trong tinh thần huynh trưởng. Không còn nhận ra mình với bao tài năng ân huệ cần phát triển và chia sẻ cho người khác trong tinh thần tự chủ.

Gia đình mất đi hạnh phúc vì đã làm lạc mất Đức Giêsu, nên cần phải lên đường, quay trở lại đền thờ như Mẹ Maria và thánh Giuse, để tìm Đức Giêsu cho gia đình mình. Muốn đạt được điều đó, các thành viên phải làm gì?

 

Để tìm lại Đức Giêsu trong gia đình

Hành động đầu tiên là phải nhận ra vai trò và giá trị thật sự của Chúa Giêsu trong gia đình để đi tìm Người. Vì Người là Thiên Chúa nhập thể làm người, là nguồn sống và hạnh phúc của gia đình, là nguồn chân thiện mỹ để noi theo, là nguồn quyền năng giúp ta hành động.

Khám phá ra sự thật về Giêsu như thế, người cha mới bỏ thái độ gia trưởng quen thuộc để cùng lo cho hạnh phúc gia đình, thay vì bắt vợ con phải hầu hạ theo kiểu “chồng chúa vợ tôi”. Nhờ nhận thức được điều đó, người phụ nữ kiếm được tiền mới bỏ thái độ độc đoán, kênh kiệu, coi thường chồng con, khinh miệt người già, la mắng trẻ thơ. Nhận ra vai trò của Chúa Giêsu trong mỗi con người, mới biết nhìn nhận và tôn trọng nhau “chỉ vì phẩm giá của người ấy, chứ không phải người ấy phải làm gì mới xứng đáng được trân trọng” (x. Docat, số 115). Mỗi người đều được yêu thương chỉ vì người đó thuộc về gia đình.

Hành động tiếp theo là phải tìm hiểu “mầu nhiệm Giêsu” trong cuộc đời mỗi người, cũng như trong mỗi biến cố của gia đình. Câu hỏi ngược lại của Chúa Giêsu hé mở mầu nhiệm đó: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”.

Lần đầu tiên Đức Giêsu cho thấy sự độc lập của mình trước cha mẹ trần thế, đồng thời cho thấy mối tương quan mật thiết giữa mình với Thiên Chúa, Đấng mà Người gọi là “Cha của con”. Tiếng gọi của Người Cha ấy khiến trẻ Giêsu phải ở lại đền thờ Giêrusalem. Người Cha ấy quan trọng hơn cả cha mẹ trần thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều nghe được tiếng của Người Cha đó trong lòng mình “nhờ Thần Khí Ngài ban cho chúng ta” (1Ga 3,24). Vì thế, phải tôn trọng tiếng gọi của Thiên Chúa Cha trong lòng từng người, dù họ không hiểu, giống như Mẹ Maria và thánh Giuse, để không còn cảnh “áp bức con cái đến độ chúng bất mãn, bỏ nhà ra đi”.

Hành động thứ ba là cùng giúp nhau sống theo Thánh Gia ở Nazareth để phát triển toàn diện con người như “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52).

Trong một thế giới ồn ào và náo nhiệt như hiện nay, mọi người dễ bị cuốn theo những âm thanh hỗn loạn và quên đi tiếng nói của Chúa trong tâm hồn. Thánh Gia Nazareth đã dạy về tầm quan trọng của sự tĩnh lặng để lắng nghe và kết nối với Thiên Chúa. Gia đình cần tạo ra những khoảng thời gian yên tĩnh để cầu nguyện, đọc sách và chia sẻ cùng nhau.

Lao động không chỉ đơn thuần là kiếm sống, mà còn là một cách để con người trưởng thành và phát triển. Giống như một người làm vườn chăm sóc từng cây cỏ, mỗi người cũng cần chăm sóc và vun trồng tâm hồn mình qua lao động. Việc cùng nhau chia sẻ công việc gia đình không chỉ giúp các thành viên gắn kết hơn, mà còn dạy cho con cái ý nghĩa của lao động và sự sẻ chia.

Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 15.3.2025 cho biết, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã ban hành sắc lệnh theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt...
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Giáo hội mời gọi tín hữu bước vào Mùa Chay Thánh như thời gian thao luyện thiêng liêng, gọi là linh thao, để có thể bắt chước Chúa Giêsu chiến đấu, trước khi kết hợp với Người trong mầu nhiệm Phục Sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Trong Mùa Chay này, Thiên Chúa đòi chúng ta duyệt xét đời sống, trong gia đình, tại nơi chúng ta sống và làm việc, chúng ta có khả năng đồng hành với người khác, lắng nghe họ, thắng được cám dỗ khép kín vào chính mình và chỉ quan tâm...
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội tại Việt Nam về cử hành Tam Nhật Thánh
Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 15.3.2025 cho biết, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã ban hành sắc lệnh theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt...
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Cuộc chiến đấu thiêng liêng
Giáo hội mời gọi tín hữu bước vào Mùa Chay Thánh như thời gian thao luyện thiêng liêng, gọi là linh thao, để có thể bắt chước Chúa Giêsu chiến đấu, trước khi kết hợp với Người trong mầu nhiệm Phục Sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng
Trong Mùa Chay này, Thiên Chúa đòi chúng ta duyệt xét đời sống, trong gia đình, tại nơi chúng ta sống và làm việc, chúng ta có khả năng đồng hành với người khác, lắng nghe họ, thắng được cám dỗ khép kín vào chính mình và chỉ quan tâm...
Cát bụi phận người
Cát bụi phận người
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi xức tro trên đầu, Giáo hội nhắc nhở các tín hữu: “Con hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro”. Đó là sự thật và Giáo hội mời gọi hãy nhìn vào sự thật của đời mình và...
Yêu thương tha nhân
Yêu thương tha nhân
Để có thể loan báo Tin Mừng, các Kitô hữu phải đối xử với mọi người như anh chị em, và nếu bị coi như kẻ thù, thì vẫn phải yêu thương họ.
Từ Tám Mối Phúc Thật đến thực tế xã hội:  Suy tư và hành động cho người Kitô hữu
Từ Tám Mối Phúc Thật đến thực tế xã hội: Suy tư và hành động cho người Kitô hữu
Chúa Giêsu nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, bây giờ đang phải đói khát, khóc lóc, bị người ta thù ghét, trục xuất, phỉ báng và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương …. Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, đã...
Những người truyền giáo của niềm hy vọng giữa muôn dân
Những người truyền giáo của niềm hy vọng giữa muôn dân
Khi bước theo Chúa Kitô, các Kitô hữu được mời gọi loan báo Tin Mừng bằng cách chia sẻ những hoàn cảnh sống cụ thể của những người mà họ gặp gỡ, qua đó trở thành những người mang và kiến tạo niềm hy vọng.
Thực hiện sứ mệnh cứu độ
Thực hiện sứ mệnh cứu độ
Mỗi tín hữu Kitô được Đức Giêsu kêu gọi và giao phó sứ mệnh là cùng với Người cứu độ thế giới bằng cách thu phục nhân tâm, như Người nói với ông Simon Phêrô trong Phúc Âm Lc 5,1 1-11: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu...
Giáo hội giữa trần thế hôm nay
Giáo hội giữa trần thế hôm nay
Trong nhiều tác phẩm đã được công bố của Đức Phanxicô hoặc sách viết về ngài, với những tư tưởng, thông điệp về Hội Thánh, con người, nhân sinh quan sống động và sâu sắc…, tôi ấn tượng nhất là cuốn “Giáo hội mà tôi mong đợi” được ra đời...