Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo

  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.

hinh 4.jpg (253 KB)
Niềm vui của các chị em cùng sản phẩm măng khô Bang Vre - ảnh do nhóm Bang Vre cung cấp

Chuyển làm nông sang làm măng

Sau giờ trưa, khoảng sân rộng gần 50 mét vuông tại nhà chị Trần Thị Hương ở thôn Boon Thóp, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã nhộn nhịp cảnh mua măng tươi do bà con trong thôn đem tới. Thông thường, vào khoảng tháng 7 hằng năm, núi rừng đã có măng. Năm ngoái được mùa, nên trung bình mỗi ngày nhóm mua khoảng 200-400 ký măng tươi. Năm nay do ảnh hưởng hạn hán kéo dài, măng có trễ hơn, ít hơn, nên từ trung tuần tháng 8, vựa măng của các chị em mới bắt đầu thu mua, một ngày khoảng 100 đến 200 ký.

Chọn những đọt măng non để đảm bảo độ giòn ngọt từ khâu thu mua, chị em nhóm Bang Vre tất bật sơ chế để kịp phơi nắng vào sáng hôm sau. Chị Trần Thị Hương, giáo dân xứ Hòa Thuận, giáo phận Phan Thiết nói, một mẻ măng khô sẽ có sau 4 ngày nắng đẹp. Không sử dụng phẩm màu hay hóa chất, măng sau khi luộc sẽ có màu hồng nhạt và nâu thẫm khi ra thành phẩm.

Từ những phụ nữ quanh năm quen với nghề nông, trồng lúa rẫy, trỉa ngô, trồng đậu, mùa măng đầu tiên vào năm ngoái đã giúp các chị em thêm kinh nghiệm từ cách thu mua, làm sản phẩm, đóng gói, bảo quản và bán hàng qua Facebook, Tik Tok… Hỗ trợ đầu ra cho nhóm, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã kết nối với các giáo xứ, giới thiệu nhóm đến bán và được cộng đoàn nhiệt tình ủng hộ.

Matta Antôn Nguyễn Ngọc Vân Anh, thành viên Caritas Phan Thiết, cho biết xã Phan Sơn là một trong 4 xã miền núi của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Bà con nơi đây chủ yếu là đồng bào K’Ho, Ragley, sống bằng nghề nông và khai thác sản vật rừng như măng, tre, nứa, nấm linh chi, khoai mài… Tuy nguồn sản phẩm rừng phong phú, mùa nào thức nấy, nhưng thu nhập không mấy ổn định vì phụ thuộc vào yếu tố thời tiết… Trong bối cảnh đó, phụ nữ thuộc hộ nghèo hằng ngày phải vay mượn để mua thức ăn cho gia đình.

Để giúp phụ nữ sắc tộc cải thiện cuộc sống, sơ Vân Anh đã quy tụ một số chị em thành lập nhóm vào tháng 6.2023. Nhóm gồm 7 thành viên là tín hữu và người địa phương. Trong rất nhiều loại như măng tre, lồ ô, măng le, măng đá, nhóm chỉ thu mua măng le để làm nên sản phẩm măng khô Bang Vre (măng khô núi rừng) đa dạng như măng khô, măng xé sợi, măng chua… Chị Trần Thị Hương, (thành viên nhóm Bang Vre) nói rằng, nhờ có nhóm chế biến măng nên chị em đã có thêm nghề mới. Chị phấn khởi: “Vào mùa măng là nhà tôi đông vui lắm. Mong sắp tới sẽ có thêm nhiều thành viên, sản phẩm măng khô Bang Vre ngày càng góp món trong những bữa cơm ngon của bao gia đình… Hy vọng đời sống của gia đình các thành viên sẽ ngày một tốt hơn”.

 

hinh 2.jpg (418 KB)
Trưởng nhóm Mơ Tem và mẻ phơi đầu tiên trong mùa măng năm nay

Mở ra cơ hội thoát nghèo

Hào hứng với mùa măng thứ hai, bên cạnh việc thu mua, thỉnh thoảng các thành viên lại cùng nhau vào rừng hái măng, lấy công làm lời. Mỗi chuyến đi, chị Mơ Tem, trưởng nhóm thường “livestream” để hướng dẫn bà con cách bảo vệ nguồn măng tự nhiên, tránh bị khai thác cạn kiệt. Theo đó, sau khi cắt măng, phần gốc măng còn lại được các chị em lấp lên một lớp đất xốp. Mơ Tem giải thích, làm như vậy sẽ giúp gốc măng nhanh lành “vết thương”, kích thích nảy nở thêm những đọt măng mới. Ai đi hái măng cũng được nhóm hướng dẫn cách làm này nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên địa phương.

Nhớ những ngày đầu thành lập, nhóm được Caritas Phan Thiết cho vay vốn 20 triệu đồng; hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết hỗ trợ nồi luộc, thau nhôm, cân đồng hồ và máy ép chân không..., rồi tổ chức các đợt tập huấn về quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm, cách bảo vệ nguồn măng tự nhiên sau khai thác…

Khuyến khích nhóm Bang Vre mua măng tươi với giá cao hơn giá thị trường đôi chút, sơ Vân Anh cho rằng đây là cách các chị em chia sẻ với đồng bào mình khi họ đã băng rừng lội suối, lao động vất vả. Sơ cũng khuyến khích các thành viên nhóm phân chia công việc luân phiên để giúp các chị em vừa chế biến măng, vừa chu toàn việc gia đình, nương rẫy. Chị Hương lấy sân nhà làm nơi chế biến măng để bớt chi phí thuê mặt bằng; chị Mơ Tem trưởng nhóm xông xáo hướng dẫn kỹ thuật làm măng khô, có sáng kiến làm măng chua ăn liền…; chị Ka Thị Ngân vốn chỉ quen trồng trọt, nay đã rất thành thạo livestream, bán hàng trên facebook, tik tok...

Trong thời gian tới, nhóm dự kiến xây nhà xưởng để quy trình chế biến măng khô quy củ hơn. Gợi lại niềm vui vào dịp Tết vừa qua, nữ tu Vân Anh phấn chấn: “Đó là lần đầu tiên các chị em trao nhau chút lợi nhuận từ công việc chung, đồng thời dành phần còn lại làm quỹ nhóm và đã trả được một nửa số vốn vay ban đầu. Định hướng sắp tới của nhóm là sẽ có chứng nhận hữu cơ PGS, hoặc chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tiêu biểu) cho sản phẩm măng rừng tự nhiên Bang Vre”.

Niềm hy vọng của nữ tu đồng hành cùng các chị em trong nhóm Bang Vre hoàn toàn có cơ sở vì đã có bước đệm tốt. Tháng 9.2023, dự án“Măng khô Bang Vre sản phẩm tự nhiên giúp phụ nữ K’Ho Phan Sơn thoát nghèo” đã đạt giải thưởng trong cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần thứ 9. Đây là cuộc thi của Chương trình lâm sản ngoài gỗ (NTFP) do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tố chức.

Bích Vân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Ðó là những nỗi nhớ niềm thương của những cựu chủng sinh, tu sinh từng có thời gian cận kề chăm sóc Ðức cố Giám mục G.B Bùi Tuần. Những kỷ niệm, ký ức về ngài dường như vẫn đong đầy.
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40.
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Khi chưa có những thiết bị hiện đại như loa hay dàn chỉnh âm thanh, việc giúp cho âm thanh lan rộng, vang xa, rõ ràng trong nhà thờ… phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán trong xây dựng của kiến trúc sư.
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Cùng góp sức trong các việc chung của giáo xứ một cách đầy nhiệt huyết là điều dễ nhận ra nơi các giáo dân và những hội đoàn ở đây.
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
“Ông thánh Antôn hay làm phép lạ”, là câu nói quen thuộc với nhiều người. Ngay trong lời kinh Thánh Antôn cũng nhắc đến chi tiết đặc biệt này. Có lòng mến mộ, yêu quý, cậy trông dành cho ngài cách đặc biệt, nên một số xứ đã có đền,...