Dạy con trước hết bằng cái tình

Một người cha rất tự hào về cách dạy con của mình. Con gái lớn hiện đang tu nghiệp ở nước ngoài; con trai út học giỏi, sắp tới cũng nối gót chị. Ông thỉnh thoảng chia sẻ kết quả giáo dục với bạn bè, họ hàng rằng mình đã nghiêm khắc rèn luyện các con từ bé, kiên trì kèm cặp chúng học hành mỗi ngày. Ai nghe cũng trầm trồ. Vậy mà, trước ngày lên đường du học, cậu con trai đã nói nhỏ với người bác ruột: “Thật ra, cháu chỉ nợ bố cháu một… con nòng nọc”. Nghe xong, bác cả sốc đơ người, toan trách cứ đứa cháu ăn nói bạc bẽo. Sau khi bình tĩnh suy ngẫm, bác dần hiểu được góc nhìn của cháu trai.

daycon.jpg (73 KB)

Chị gái cháu từng bị bố phạt nặng vì vài lỗi nhỏ. Chẳng hạn hồi tiểu học, cô bé đem giấy khen học sinh giỏi về khoe cha mẹ nhưng lỡ làm mất ở đâu đó trong nhà. Người bố bực mình với đứa con gái vụng về, ẩu đoảng..., nên đã mắng mỏ và phạt roi. Vài ngày sau, người mẹ tìm thấy giấy khen bị lọt vào khe hở giữa bàn học và tường. Tiếc thay, niềm vui ban đầu của bé đã không còn, cũng chẳng ai quan tâm tới chuyện khen thưởng nữa. Lần khác, trường tổ chức chuyến đi chơi, bé háo hức chuẩn bị hành lý từ đêm trước, sáng sớm tự giác thức dậy, đánh răng rửa mặt, thay quần áo chỉnh tề rồi đợi bố đưa tới chỗ tập trung. Nhưng bé sốt ruột giục mấy lần, bố mới ậm ừ từ tốn ngồi dậy. Thấy con mình cuống đến phát khóc, ông bình thản nói: “Mọi ngày bố giục con nhanh nhẹn kẻo bố bị trễ làm, con cũng rề rà thế này đấy”. Quả thật sau đó, bé không còn trễ nải, có điều tình cảm cha con vốn không gắn bó lại càng lợt lạt. Khi trưởng thành, cô tôn thờ chủ nghĩa độc thân, chỉ yêu chính mình, không hứng thú với đời sống gia đình.

Con trai cũng không thoát cảnh bị cha cho nếm mật đắng. Vào một ngày trời trở lạnh, người bác gặp cháu trai phong phanh, co ro trong bộ đồng phục. Thấy tội quá, bác đề nghị chở về nhưng cậu từ chối, tiếp tục đi trong gió lạnh. Thì ra hồi sáng, bố đã nhắc mang áo ấm nhưng cậu bé đãng trí và chủ quan nên bỏ qua. Kết quả là bố để mặc con cuốc bộ giữa trời rét cắt da cắt thịt “cho chừa”. Cậu bé không tỏ thái độ gì nhưng nỗi thất vọng cứ tích tụ dần dần qua từng “bài học” của bố. Chàng trai lớn lên, tâm sự với bác: dù bố từng dạy dỗ, cưng chiều cậu thời thơ bé, những kỷ niệm đẹp ấy không thể bù đắp cho mấy vết cứa rất sâu trong lòng. Hai chị em hiểu bố muốn dạy con sống tự lập, tự cường, không dựa dẫm vào người khác, nhưng kèm với đó là cảm giác không thể hoàn toàn tin tưởng, trông cậy vào ai, kể cả người ruột thịt. Bởi những “bài học cay đắng” hồi nhỏ của bố giống trả đũa hơn là giáo dục. Dường như ông chỉ muốn chứng minh mình luôn đúng mà thôi.

*

Người cha trong câu chuyện đã bỏ bẵng cái tình, khiến bọn trẻ không cảm nhận được mối dây đoàn kết, yêu thương. Kiểu như, ngay cả cha mẹ cũng đòi điều kiện để ban phát tình cảm. Nhận các bài học khắc nghiệt, sự dạy dỗ của bố chẳng khác nào trả đũa.

Vì lẽ đó, nhà bác học Hy Lạp Aristotle mới có câu: “Giáo dục tâm trí mà không giáo dục con tim thì không phải là giáo dục”.

Ths-Bs Lan Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Phía trước có rừng mơ
Phía trước có rừng mơ
Cuối thời Đông Hán, Tào Tháo chỉ huy quân tiến đánh Trương Tú ở Nam Dương. Binh sĩ của ông phải hành quân dưới cái nắng gay gắt, xung quanh là đất đai khô cằn.
Dạy con trước hết bằng cái tình
Dạy con trước hết bằng cái tình
Một người cha rất tự hào về cách dạy con của mình. Con gái lớn hiện đang tu nghiệp ở nước ngoài; con trai út học giỏi, sắp tới cũng nối gót chị.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Một Việt kiều hay được mời đi phiên dịch ở tòa án kể lại câu chuyện thật 100% để khuyên nhủ con cháu và cũng là để tự răn mình: