Dép

Dép, một dạng giày mở được dùng trong khí hậu ấm áp. Dụng cụ bao chân này có tầm quan trọng trong Sách Thánh. Cả hai việc xỏ và cởi dép thường được coi như một biểu tượng và việc đi chân không là dấu chỉ của sự tủi hổ, phiền muộn và túng nghèo.

Quan chức, binh lính và sứ giả thường mang dép : “Gioab, ... Trong thời bình nó đã đổ máu người như trong thời chiến, làm cho đai lưng và giày nó mang vấy máu chiến tranh...” (1V 2,5). “hãy đứng vững, lưng thắt đai là chân lý... chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an” (Ep 6,14-15).

- Cởi và xỏ dép là phận vụ của đầy tớ : “có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến với tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7 // Mt 3,1 // Lc 3,16 Ga 1,27). Ông Gioan Tẩy Giả còn coi mình không đáng làm đầy tớ Chúa Giêsu Kitô (Cv 11,25).

- Tỏ dấu tôn kính trước mặt Chúa, như Chúa đã bảo ông Môsê : “chớ lại gần, cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3,5 x. Gs 5,15 Cv 7,33).

- Bày tỏ sự khước từ yêu sách đòi quyền sở hữu: “người chị dâu hay em dâu sẽ đến gần người ấy trước mặt các kỳ mục, rút một chiếc dép người ấy ra khỏi chân, nhổ vào mặt người ấy và lên tiếng nói : ngươi không xây nhà cho anh em mình thì phải xử như thế đó! Trong Israel người ta sẽ gọi tên người ấy là kẻ bị lột dép” (Đnl 25,9-10 x. R 4,7-8 Tv 60,8 // Tv 108,9).

- Tiên báo sự thất bại và thất sủng của Ai Cập và Assyria. “Cũng như tôi tớ Ta là Isaia suốt ba năm trường đã ở trần và đi chân không để nên dấu chỉ điềm báo cho người Ai Cập và người Cút...” (Is 20,2-4).

- Dấu chỉ của nỗi phiền muộn và sự thống hối : “Vua Đavít lên đồi cây Ôliu, vừa lên vừa khóc, đầu trùm khăn, chân đi đất...” (2V 15,30. Dép được dùng như biểu trưng :

- của sự sẵn sàng để hành động, như trong bữa ăn xuất hành, “các ngươi phải ăn thế này : lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã : đó là Lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa” (Xh 12,11).

- của sự áp bức và bất công : “Vì chúng bán người công chính để lấy tiền, bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày” (Am 2,6). “Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ” (Am 6,6).

- của địa vị : “Ta đã cho ngươi mặc đồ gấm vóc, đi giày da mềm, thắt khăn vải mịn và khoác toàn tơ lụa” (Ed 16,10). Dụ ngôn người cha nhân hậu bảo gia nhân... “xỏ dép vào chân cậu” con trai hoang đàng trở về (Lc 15,22).

Dép là một điển hình về nhu cầu tối thiểu được sở hữu khi phục vụ Chúa, như chỉ thị cho nhóm Mười Hai khi sai họ đi giảng “... được đi dép...” (Mc 6,9 Mt 10,10 // Lc 10,4 Lc 22,35).

Lm. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Cái chết trên thánh giá của Chúa Giêsu Kitô có tầm quan trọng trong Tân Ước. Nhờ cái chết do tình thảo hiếu tuân phục của Đức Kitô, Thiên Chúa ban cho các tội nhân ơn tha thứ và sự sống vĩnh cửu. Các Bí tích của Kitô giáo và...
Giờ
Giờ
Việc đo lường thời gian những ngày trong Kinh Thánh thường giống với cách phân chia thời gian khi ấy, với những giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín. Thời điểm cũng ghi nhận những khoảnh khắc đáng nhớ như giờ Chúa Giêsu Kitô chịu khổ nạn hay việc...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Lều
Lều
Theo nguồn Javiste, một “lều hội ngộ” đặt ở ngoài lều trại được ông Josuê canh giữ và ông Môsê đến để lãnh nhận mạc khải thần linh (Xh 33,7-11) lều là nơi mạc khải, lại xuất hiện trong sách Dân số (11,24t; 12,4-10; 14,10).