Độc đáo miền Gia Kiệm

Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo. Ngỡ đã là rất hiếm, song mới có dịp xuôi ngược miền Gia Kiệm (H. Thống Nhất - Ðồng Nai), tôi đã phát hiện ra nét tương đồng thú vị về lịch sử, tổ chức giáo xứ, phong cách địa phương, điểm đặc trưng… y như ở Hố Nai. Tuy phạm vi địa lý của Gia Kiệm rộng lớn hơn, nhưng không thiếu những đoạn đường nhà thờ san sát nhau, hoặc gần như đối diện

GiaKiem.jpg (931 KB)
Diện mạo vùng Gia Kiệm so với 70 năm trước chỉ toàn rừng cây đã thay đổi quá nhiều

Xin mở ngoặc nói ngay, Gia Kiệm tôi đang nói tới không chỉ riêng phần đất thuộc xã Gia Kiệm, mà là giáo hạt Gia Kiệm thuộc giáo phận Xuân Lộc, gồm cả huyện Thống Nhất và huyện Trảng Bom, với 32 giáo xứ, họ đạo; và bài viết này tập trung đề cập khu vực huyện Thống Nhất, chủ yếu xung quanh quốc lộ 20 đi Đà Lạt, bởi quá 2/3 xứ đạo trong hạt Gia Kiệm thuộc huyện Thống Nhất.

CẢ MỘT MIỀN KÝ ỨC

Bảy mươi năm trước, khi có đông giáo dân từ miền Bắc di cư vào Nam, làn sóng dân cư từ miền Bắc vào Nam và lập các trại định cư trên những tuyến đường lớn thuộc tỉnh Đồng Nai, miền Công giáo Gia Kiệm hình thành.

Cư dân ở đây cho biết, trước thời điểm đó, Gia Kiệm là vùng hoang vắng, với những cánh rừng già, cách Biên Hòa 45 cây số và cách Sài Gòn 80 cây số. Đây là vùng đất đỏ màu mỡ, và Đức cha Thaddeus Lê Hữu Từ là người khởi xướng và xin chính quyền lúc bấy giờ chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn người Công giáo từ Phát Diệm vào sinh sống. Thời gian tiếp theo, có thêm giáo dân từ những giáo phận khác như Bùi Chu, Thanh Hóa, Thái Bình cũng hội về đây thiết lập cuộc sống mới.

GiaKiem2.jpg (1.44 MB)
Nhìn vào bản đồ hạt Gia Kiệm, có thể thấy mật độ giáo xứ, họ đạo dày đặc

Việc đầu tiên người Công giáo di cư đến Gia Kiệm thực hiện là thiết lập những giáo xứ mới, phần lớn tên gọi gợi nhắc quê gốc, hay một hợp nhất từ vài địa danh. Có đến 7 xứ cận kề tập trung giáo dân gốc Phát Diệm như Gia Yên, Bạch Lâm, Phúc Nhạc, Kim Thượng, Tân Yên, Mẫu Tâm, Ninh Phát… Riêng chuyện tên của các giáo xứ vùng Gia Kiệm cũng gợi ít nhiều đến quê cũ. Có những xứ đạo lấy hẳn tên gốc ngoài Bắc như Phúc Nhạc, Mẫu Tâm từ quê hương Phát Diệm. Một số trường hợp như Bạch Lâm được ghép từ hai xứ ngoài Bắc là Sào Lâm và Bạch Liên. Tên xứ Thanh Sơn có được do đây tập trung giáo dân thuộc vùng Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phát Hải cũng tương tự là tên gọi ghép từ nhóm gia đình Công giáo thuộc miền duyên hải của GP Phát Diệm. Ninh Phát thì lại là câu chuyện… “tình Bắc duyên Nam”: ghép từ Phát Diệm và Tây Ninh (vì năm 1954, một nhóm giáo dân từ Phát Diệm di cư chọn Hố Đồn - Tây Ninh lập nghiệp; đến năm 1960 mới đưa nhau về Gia Kiệm)...

Trong tập sách “Niềm Vui Loan Báo Tin Mừng” - xuất bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận Xuân Lộc, có đoạn không thể không nhắc đến: “Một phần đông người Công giáo trong dòng người xuôi Nam năm 1954, đã chọn vùng đất Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu làm nơi định cư. Nhiều miền được hình thành theo các tuyến quốc lộ là hương lộ 14 (Phước Lý), quốc lộ (Hố Nai, Tân Mai, Long Khánh), đường lên Đà Lạt (Gia Kiệm, Là Ngà, Phương Lâm)… Mỗi giáo phận (gốc) có các linh mục đặc trách - thường là các cha ở giáo phận gốc - phân bổ giáo dân đi các nơi cũng như chọn nơi định cư cho giáo dân. Di cư tới vùng Xuân Lộc được bố trí định cư tại một số miền, thường là theo giáo phận nơi họ xuất phát: miền Gia Kiệm, miền Tân Mai, miền Phước Lý, miền Hố Nai, miền Phương Lâm”. Đoạn khác trong sách còn diễn giải: “Từ 1966-1994, giáo hạt Gia Kiệm được tách ra thành hai giáo hạt: Dốc Mơ và Gia Kiệm. Từ năm 1994 đến nay, hai giáo hạt lại nhập thành một, lấy tên là hạt Gia Kiệm… Địa bàn giáo hạt gần như toàn tòng, nên các lớp giáo lý dự tòng đa phần dành cho anh chị học đạo để lo việc kết hôn”. Dân vùng này gần như toàn tòng, chỉ có một số giáo xứ thành lập sau 1975 có pha trộn người từ các nơi khác đến để làm kinh tế; hay xứ Bình Lộc, được hình thành từ những năm 1937-1942 cho các công nhân cao su nên cũng bao gồm một số ít dân không phải là Công giáo…

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Trần Đức Hòa, huyện Thống Nhất hiện cũng là địa phương có đặc thù về tôn giáo, tính theo số liệu mới nhất, huyện có số dân theo đạo chiếm hơn 87% dân số toàn huyện, trong đó có gần 73% theo đạo Công giáo. Riêng xã Gia Tân 3 số người theo đạo, tỷ lệ 99%.

GiaKiem3.jpg (213 KB)

 ĐƯỜNG CỦA GIÁO ĐƯỜNG

“Cung đường nhà thờ” là cách người ta ví von khi bắt đầu tiến vào quốc lộ 20 tính từ ngã ba Dầu Giây, bởi tần suất hiện diện của các giáo đường ngày một dày. Mở đầu theo thứ tự dọc theo quốc lộ là giáo xứ Hưng Bình, rồi Ninh Phát, Thanh Sơn, Võ Dõng, Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên, Tân Yên, Bạch Lâm. Hàng ngang khuất vào phía trong với Ninh Phát là xứ Bình Lộc; ngang với Thanh Sơn là Lạc Sơn, Đức Mẹ Vô Nhiễm; ngang Võ Dõng là xứ Martino; ngang Gia Yên là xứ Mẫu Tâm; ngang Bạch Lâm là Kim Phát… Hai bên đường, xen kẽ những mái nhà thờ cao vút là phố xá sầm uất, rộn ràng. Trang sử của một số xứ đạo trong vùng cho biết, nhiều xứ đã xây dựng lại nhà thờ vài lần trước khi mang dáng vẻ như bây giờ. Điều thú vị là một số giáo xứ vẫn giữ lại nét đặc trưng từ quê gốc. Như nhà thờ Phúc Nhạc với ngôi thánh đường dát đá tổ ong hoàn toàn bề mặt ngoài. Khi ngôi thánh đường mới được khánh thành ít lâu, người viết có dịp gặp linh mục chánh xứ lúc bấy giờ là cha Giuse Nguyễn Việt Tiến, ngài giải thích lý do chọn loại đá tổ ong làm điểm nhấn vì để tưởng nhớ gốc gác, cội nguồn quê hương xưa ở đất Phát Diệm - nơi có ngôi nhà thờ đá uy nghiêm và nổi tiếng về những loại đá ong.

Nhiều giáo xứ phát triển về số lượng đáng kể. Giáo xứ Dốc Mơ từ 3.000 người di cư ban đầu, trải hai lần tách xứ, nay vẫn còn trên 13.000 giáo dân. Hay như Phát Hải, với khoảng 83 gia đình những ngày đầu dựng trại, nay con số chính thức đã tròm trèm 6.000 tín hữu… Các giáo xứ còn lại số giáo dân cũng không hề nhỏ. Ngoài bề nổi là số tín hữu hay các ngôi nhà thờ cao đẹp, không thể không nhắc đến đời sống đạo phong phú nét truyền thống. Giáo dân  lưu giữ bản sắc Phát Diệm, Thanh Hóa, Bùi Chu qua các sinh hoạt đạo đức bình dân, tập tục làng xóm, cách tổ chức xứ đạo, nếp sống và các hội hè rước xách… Điều này là sợi dây giữ “miền nhớ” của những người từ Gia Kiệm nay về ở nơi khác. Điển hình như trường Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB. Lê Đức Thịnh. Ông lên Sài Gòn sống đã hàng chục năm nhưng cứ có dịp là lại trở về xứ Phúc Nhạc - Gia Kiệm của mình để thăm hỏi, hỗ trợ bà con. Ông nói tình cảm của mình không bao giờ mờ phai với vùng đất Gia Kiệm, qua lòng mộ đạo hay tình làng nghĩa xóm, các thói quen và phong tục địa phương…

GiaKiem4.jpg (433 KB)
Trong nếp sinh hoạt đạo đức hay đời sống đạo hằng ngày, các giáo xứ ở đây vẫn giữ nhiều truyền thống, văn hóa vùng miền

Có nhiều năm gắn bó với hạt Gia Kiệm, từng quản xứ Võ Dõng một thập niên, cha Đaminh Trần Công Hiển không thể quên cung cách sống đạo nhiệt thành, sôi nổi, thông qua thói quen gắn bó với cộng đồng, tính đoàn kết khó lẫn… Nói về nếp sống đạo bình dân, nhiều người lớn tuổi như cụ Vũ Thị Quỳ (78 tuổi, xứ Gia Yên) kể những năm xưa, cứ đến thứ Sáu hằng tuần là các sạp thịt đều bán rất ít, hoặc có thể nghỉ vì thói quen kiêng thịt giữ chay ngày thứ Sáu của tín hữu trong vùng. “Nhiều khu chợ đối diện hoặc sát nhà thờ như chợ Phúc Nhạc hay Võ Dõng, Phát Hải, Dốc Mơ…, toàn bà con lối xóm nên cũng tự bán ít vì đã thành lệ quen. Nhưng hiện nay người ta buôn bán bình thường vì phục vụ đủ thứ khách khác nhau. Nhưng người già, người lớn vẫn giữ nếp quen thuộc - ăn chay kiêng thịt thứ Sáu hằng tuần”, bà Quỳ cho biết.

Đời sống kinh tế của vùng đất đỏ bazan này kể ra khá trù phú,  nên bà con sống gắn bó với nông nghiệp, chăn nuôi. Xưa nông nghiệp ở vùng Gia Kiệm chia thành hai mảng, từ cùng giáo xứ Kim Thượng trở lên đến Gia Yên, Bạch Lâm là vùng chuyên canh rau xanh, hoa. Còn từ Phát Hải, Võ Dõng trở xuống đến Ninh Phát là chuyên canh chuối. Cây chuối chiếm chủ lực trong thời gian dài và từng tạo được thương hiệu chuối Gia Kiệm… Sau này còn có nhiều loại cây ăn trái được đẩy mạnh. Chăn nuôi heo quy mô lớn cũng là đặc trưng kinh tế giúp đời sống bà con thêm ấm no. Người ta từng ví vùng Gia Kiệm - Thống Nhất là thủ phủ chăn nuôi heo. Một thời ở đây đã có những câu nói vui khi giá heo tăng cao là “bay lên cùng heo”…

*

Vùng Gia Kiệm đã khác xưa bởi những đổi thay về diện mạo, đời sống ổn định hơn. Nhưng bầu khí sống đạo, phong cách địa phương riêng ở nơi đây vẫn khó lẫn: nhà thờ đông đảo tín hữu đến dự lễ và giữ chay kiêng thịt ngày thứ Sáu hằng tuần.

MINH HẢI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.
Những tia sáng từ màu than đen
Những tia sáng từ màu than đen
Trong nắng chiều gay gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Mang Thị Chuyển, người đồng bào Raglai tại địa phương, một hình ảnh khá vui bắt gặp là các thành viên trong gia đình cùng quây quần làm bột đánh răng tại nhà, một sản phẩm từ than hoạt...
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Thương nhớ những năm tháng cận kề
Ðó là những nỗi nhớ niềm thương của những cựu chủng sinh, tu sinh từng có thời gian cận kề chăm sóc Ðức cố Giám mục G.B Bùi Tuần. Những kỷ niệm, ký ức về ngài dường như vẫn đong đầy.
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40.
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Chuyện của những người chỉnh âm thanh cho nhà thờ
Khi chưa có những thiết bị hiện đại như loa hay dàn chỉnh âm thanh, việc giúp cho âm thanh lan rộng, vang xa, rõ ràng trong nhà thờ… phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán trong xây dựng của kiến trúc sư.
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Tinh thần hiệp hành ở một xứ đạo đông di dân
Cùng góp sức trong các việc chung của giáo xứ một cách đầy nhiệt huyết là điều dễ nhận ra nơi các giáo dân và những hội đoàn ở đây.
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
Ðến Trại Gáo viếng Thánh Antôn
“Ông thánh Antôn hay làm phép lạ”, là câu nói quen thuộc với nhiều người. Ngay trong lời kinh Thánh Antôn cũng nhắc đến chi tiết đặc biệt này. Có lòng mến mộ, yêu quý, cậy trông dành cho ngài cách đặc biệt, nên một số xứ đã có đền,...