Giáo hội hoàn vũ có thể học được gì từ giáo hội châu Á?

Đó là câu hỏi mà một kênh truyền thông Công giáo đã đặt cho Đức Hồng y Bo, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục châu Á, trong cuộc phỏng vấn trước thềm chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới 4 nước Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9.2024 tới đây. Đức Hồng y Bo cho biết, điều mà các Hội Thánh tại Á châu đang tìm kiếm và không ngừng thúc đẩy các thành phần Dân Chúa là xây dựng hòa bình, hòa hợp. Và muốn làm tốt các việc quan trọng này, những Kitô hữu vẫn đang sống tinh thần đối thoại. “Bất chấp nhiều thách thức mà các giáo hội ở châu Á đang phải đối mặt, mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm hòa bình và hòa hợp. Khi đối mặt với áp bức, sự nghèo đói, tàn phá khí hậu và nhiều vấn đề khác, giáo hội phải cùng hợp tác với những người khác để khôi phục cho cuộc sống của những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Ở châu Á, chúng tôi học cách cộng tác, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng trên hết, chúng tôi đã học cách chung sống như anh chị em bất chấp khó khăn. Tôi tin rằng những con đường dẫn đến hòa bình và hòa hợp thông qua đối thoại là những gì châu Á có thể cống hiến cho giáo hội hoàn vũ”, Đức Hồng y khẳng định.

lienton.png (1.52 MB)
Một cuộc gặp gỡ liên tôn tại Tòa Tổng Giám mục TPHCM năm 2023

Nội dung cuộc phỏng vấn còn đề cập nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, đây là câu hỏi tôi ấn tượng và suy nghĩ về câu trả lời của Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Á, tôi cũng nghĩ tới con đường xây dựng hòa bình, hòa hợp và đối thoại của Hội Thánh hơn 2000 năm qua. Để Tin Mừng đi sâu, cắm rễ vào những vùng đất với các nền văn hóa đặc thù, đậm đà bản sắc, Hội Thánh đã tìm cách để hội nhập, trở nên gần gũi hơn, đời hơn. Không phải thay đổi chính mình tự trong bản chất, mà Hội Thánh Chúa đã khéo léo vận dụng những phương cách đồng hành để đức tin được đón nhận và phát triển. Ngay tại Việt Nam, trong Thư Chung năm 1980 gởi cộng đồng Dân Chúa, các Giám mục cũng đã kêu gọi và xác định chủ trương: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Và gần đây, trong thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi tới tín hữu Việt Nam, ngài cũng nhắc lại lời dạy của Đức Gioan XXIII về lối sống xây dựng, hợp tác: “Chúng ta hy vọng rằng, khi gặp gỡ và đàm phán với nhau, người ta sẽ nhận thức rõ hơn mối dây liên kết họ với nhau phát xuất từ chỗ cùng mang chung một bản tính nhân loại, và họ cũng khám phá ra rằng một trong những đòi hỏi sâu xa nhất của bản tính nhân loại chung là giữa họ với nhau và giữa các dân tộc, chính tình yêu phải ngự trị, chứ không phải nỗi sợ hãi, và tình yêu ấy biểu lộ qua sự cộng tác chân thành, đa dạng, đem lại nhiều thiện ích”, từ đó nhắn nhủ: “Tôi nài xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh chị em, để trong cuộc sống và trong các tương quan với chính quyền dân sự và với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay văn hóa, anh chị em biết cách làm chứng cho tình yêu và lòng bác ái của Chúa Giêsu, để tôn vinh Thiên Chúa”.

Nhìn từ Giáo hội tại Việt Nam, dẫu là phần nhỏ của Giáo hội tại châu Á, có thể tin tưởng vào sự đúc kết của Đức Hồng y Bo khi ngài nêu lên tinh thần đối thoại, tìm kiếm hòa bình và hòa hợp là nét son của các cộng đoàn đức tin tại châu Á. Chính Đức Phanxicô, trong bức thư vừa dẫn, đã khen ngợi tín hữu Việt: “Hội Thánh tại Việt Nam đã chứng tỏ mình là men trong xã hội, bằng cách đồng hành với sự phát triển của xã hội và đóng góp vào sự phát triển ấy với tư cách là những tín hữu có trách nhiệm và đáng tin”. Và chắc chắn, thành quả ấy được kết dệt từ quá trình lâu dài, có tính kế thừa và liên tục của sự dấn thân, hòa nhập, đem Tin Mừng Chúa gieo vào dòng đời với tinh thần nhiệt thành của bao lớp người…

Thế Thông - Cần Thơ

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Từ những giờ kinh chung…
Từ những giờ kinh chung…
Tháng Mười, bổn đạo thường gọi là tháng Mân Côi, một cách vắn tắt như thế để chỉ về việc sùng kính Mẹ Maria. Các xứ đạo miền quê cho đến ngày nay vẫn giữ truyền thống đọc kinh liên gia, đặc biệt trong tháng này.
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Mấy năm trở lại đây, phong trào lần chuỗi Mân Côi sống dấy lên mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu. Cơ bản có thể hiểu trong một nhóm sinh hoạt đức tin, mỗi người nhận đọc một chục kinh, suy niệm một mầu nhiệm nào đó.
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Sống trong một hội dòng truyền giáo, đặc biệt với đặc sủng ưu tiên cho các anh chị em sắc tộc, tôi vẫn biết hành trình rao giảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, phong cách sống...
Từ những giờ kinh chung…
Từ những giờ kinh chung…
Tháng Mười, bổn đạo thường gọi là tháng Mân Côi, một cách vắn tắt như thế để chỉ về việc sùng kính Mẹ Maria. Các xứ đạo miền quê cho đến ngày nay vẫn giữ truyền thống đọc kinh liên gia, đặc biệt trong tháng này.
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Mấy năm trở lại đây, phong trào lần chuỗi Mân Côi sống dấy lên mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu. Cơ bản có thể hiểu trong một nhóm sinh hoạt đức tin, mỗi người nhận đọc một chục kinh, suy niệm một mầu nhiệm nào đó.
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Sống trong một hội dòng truyền giáo, đặc biệt với đặc sủng ưu tiên cho các anh chị em sắc tộc, tôi vẫn biết hành trình rao giảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, phong cách sống...
Xúc động với những đóng góp từ trẻ em
Xúc động với những đóng góp từ trẻ em
Khi cả nước, từ các đoàn thể xã hội cho tới Giáo hội kêu gọi quyên góp ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3, có thể thấy rõ sự đồng lòng, sẻ chia của đồng bào. Nghĩa tình là đây.
Nhớ Nam Cao, nhớ một nhà văn Công giáo
Nhớ Nam Cao, nhớ một nhà văn Công giáo
Nam Cao được xem là cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực Việt Nam. Tên thánh trong sổ rửa tội của ông là Giuse Trần Hữu Tri.
Nên chăng có những chương trình chống bão, lũ dài hơi?
Nên chăng có những chương trình chống bão, lũ dài hơi?
Bão số 3 hoành hành miền Bắc và sau đó là lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn. Những mất mát bao gồm cả người và tài sản, khó có gì bù đắp được. Trong những ngày vừa qua, cả nước hướng về miền Bắc cứu trợ, chia sẻ...
Chọn thực phẩm cứu trợ thế nào cho phù hợp?
Chọn thực phẩm cứu trợ thế nào cho phù hợp?
Lựa chọn thực phẩm cứu trợ như thế nào cho an toàn, đủ dinh dưỡng và bảo quản được lâu là điều không mới, nhưng mỗi khi xảy ra thiên tai, bão lũ, câu chuyện thực phẩm cứu trợ lại nổi lên.
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Nếu chỉ quan tâm bề ngoài quá mức hơn bản chất của nó, không những không mang lại ích lợi về mặt thiêng liêng, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực. Bởi lẽ, người ta tìm đến Giáo hội để gặp sự bình an, thanh thản và đồng hành thiêng...
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Mặc dù nhìn thấy xã hội có những sự tiến bộ nhất định, cuộc sống khấm khá hơn ngày trước, song xung quanh vẫn còn nhiều hoàn cảnh trẻ em nghèo, đáng thương cần được chung tay giúp đỡ, để hành trình đến trường nhẹ nhàng hơn.