Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?

Khi làm cuộc khảo sát nho nhỏ với những người đã về hưu, người ta nhận ra hình thức bắt nạt nơi làm việc không thay đổi, dù thời gian đã trôi qua 20 hoặc 30 năm.

Một kỹ sư ngoài sáu mươi tuổi tiết lộ: Hồi mới tốt nghiệp đại học, bà công tác ở một tỉnh xa. Dù có bằng đại học chính quy, cô kỹ sư trẻ mới ra trường luôn bị các “ma cũ” phân biệt đối xử, xoi mói. Những người đó đa phần đều ỷ thế mình có thâm niên ở chỗ làm, hay dạy bảo, chèn ép “ma mới”. Những nhân viên cấp dưới không thèm nể nang; đồng nghiệp thường xuyên đùn việc của mình cho cô, có khi còn cướp công trắng trợn; mấy “bô lão” thì bắt pha trà rót nước, lấy lý do con gái ngần này tuổi rồi phải biết hiền thục nết na, chu đáo phục vụ chú bác trong cơ quan…

heluybatnat.jpg (61 KB)

Khi nghe bà tâm sự, đám con cháu trong nhà như thấy bản thân trong đó, vài đứa đi làm công sở cũng bị y chang. Quả nhiên, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song bọn hãm thời nào cũng có”. Chỉ tiếc hiện nay nhiều người gia cảnh khó khăn, phải nhẫn nhịn vì miếng cơm manh áo, bị đối xử bất công cũng không dám nghỉ việc. Chắc vì vậy, họ ngấm ngầm ủng hộ lớp trẻ, những đàn em “gen Z” cứ bật lại sếp tanh tách, không cam chịu bị đồng nghiệp hay cấp trên bắt nạt. Nếu bị dồn ép quá, nhiều bạn trẻ này sẵn sàng nhảy việc, ai thù dai còn quay lại “bóc phốt” công ty cho bõ ghét.

Về phần những người từng hiếp đáp bà kỹ sư nhiều chục năm trước, nghe đồn họ vẫn chỉ quanh quẩn ở môi trường nhỏ hẹp chứ không thăng tiến gì. Nhưng họ rất năng nổ trong việc tạo mối quan hệ, nịnh nọt, thậm chí lo lót cho con cháu mình đi làm ở nơi tốt, lương khá. Vài thành phần thì đào tạo con mình thành kẻ lạnh lùng, độc đoán như họ ngày xưa cho… yên tâm. Thật châm biếm khi những kẻ từng thích hoạnh họe, kèn cựa, châm chọc người khác lại muốn thế giới phải dịu dàng, nhường nhịn con/cháu mình. Thay vì nhận sai hoặc cố làm việc thiện tích đức, nhiều kẻ vẫn vênh vang tự đắc vì “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Tuy nhiên, việc bọn họ rào trước đón sau, cố lót đường giúp con cháu cho thấy nỗi sợ trong sâu thẳm tiềm thức họ, rằng luật nhân quả, quả báo không chừa một ai. Hơn nữa, kẻ từng bắt nạt người khác quá rành những chiêu trò tẩy chay, bóc lột, lợi dụng ở nơi làm việc.

Giả sử con cháu của những kẻ bắt nạt này ra xã hội bị cho ăn “quả vả”, chắc chắn họ sẽ xù lông lên, đào cả tông ti họ hàng người ta ra chửi đổng hoặc tìm đến tận nơi bắt đền, dọa nạt. Chẳng rõ họ còn nhớ quá khứ đầy “chiến tích” của mình hay không.

*

Mỗi khi giở trò bắt nạt, chèn ép, cướp công người khác nơi làm việc, thủ phạm biết mình đang làm điều xấu. Họ cũng biết lý do mình muốn hành hạ nạn nhân, tất cả xuất phát từ tật đố kỵ, độc đoán, kiêu ngạo, bị dục vọng kiểm soát, nỗi lo mất đi lợi ích cá nhân, ham muốn ra oai và thể hiện quyền lực… Tiếc thay, kẻ bắt nạt chẳng mảy may quan tâm tới hậu quả mà nạn nhân và cả tập thể phải gánh chịu, ví dụ như hiệu suất làm việc giảm sút, sức khỏe tinh thần suy yếu, tinh thần đoàn kết kém đi, bộ mặt công ty/cơ quan bị ảnh hưởng xấu.

Triết gia, nhà lý luận xã hội, nhà phê bình văn học người Pháp Michel Foucault có câu: “Con người biết điều họ làm; biết tại sao mình làm nhưng họ không biết điều đó sẽ gây ra hậu quả gì”. Có lẽ chỉ đến lúc “nước ép quả báo” dội thẳng xuống đầu những kẻ bắt nạt và người họ yêu thương, may ra họ mới tỉnh ngộ. Vì sự trừng phạt không phải lúc nào cũng giáng xuống thủ phạm, mà nhắm vào điều họ giữ gìn, trân trọng nhất.

Ths-Bs Lan Hải

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Viên đạn bọc đường
Viên đạn bọc đường
Một cô vợ bị chồng bạo hành nhưng không thể dứt khoát ra đi. Nguyên nhân chính là vì đứa con gái duy nhất rất quấn ba.
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Viên đạn bọc đường
Viên đạn bọc đường
Một cô vợ bị chồng bạo hành nhưng không thể dứt khoát ra đi. Nguyên nhân chính là vì đứa con gái duy nhất rất quấn ba.
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Gánh nặng của kẻ tiên phong
Đã 5 năm kể từ đại dịch Covid-19, nhân loại đang từng bước khắc phục tổn thất, trở lại nhịp sống bình thường. Hoạn nạn qua đi, nhiều người bắt đầu oán trách những sai lầm trong cách phòng chống dịch bệnh.
Chọn đối diện,  đừng chọn lảng tránh!
Chọn đối diện, đừng chọn lảng tránh!
Cô gái sinh trưởng trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ đều tiến bộ, tâm lý trong cách dạy con, từ bé đã tự tin, dạn dĩ, năng động và có chính kiến. Đến tuổi thiếu nữ, cô đem lòng yêu một anh chàng khác hẳn mình: Hiền lành,...
Phía trước có rừng mơ
Phía trước có rừng mơ
Cuối thời Đông Hán, Tào Tháo chỉ huy quân tiến đánh Trương Tú ở Nam Dương. Binh sĩ của ông phải hành quân dưới cái nắng gay gắt, xung quanh là đất đai khô cằn.
Dạy con trước hết bằng cái tình
Dạy con trước hết bằng cái tình
Một người cha rất tự hào về cách dạy con của mình. Con gái lớn hiện đang tu nghiệp ở nước ngoài; con trai út học giỏi, sắp tới cũng nối gót chị.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...