Lỗi ở sự thiếu tinh tế trong nghề?

Gần đây, mạng xã hội nổi sóng vì câu chuyện liên hoan tổng kết ở một lớp 1 trường tiểu học thuộc tỉnh Hải Dương, trong đó 32 em học sinh nhưng chỉ có 31 suất gà rán, một em ngồi nhìn bạn ăn đùi gà rán với vẻ buồn thiu và hỏi mẹ khi về nhà: “Mẹ ơi, sang năm lớp 2 con có được ăn đùi gà rán không hở mẹ?”.  Xót con, người mẹ công khai chuyện này ra cộng đồng, đến nỗi Bộ giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng, đề nghị địa phương nơi xẩy ra sự việc báo cáo.

Loitinhthe.jpg (489 KB)

Theo báo cáo của Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương, Bộ giáo dục và Đạo tạo, thì đây là lỗi xử lý tình huống kém và đáng tiếc của giáo viên khi chỉ đặt 31 suất gà rán cho 31 em đóng tiền, một em do mẹ không đóng tiền hội phụ huynh 100.000 đồng nên không được ăn đùi gà rán, trong khi vẫn được ăn bánh kẹo và khoai tây cùng các bạn… Còn người mẹ của cậu bé trong câu chuyện trên cho biết, chị đã đóng quỹ lớp, nhưng không đóng quỹ hội phụ huynh 100.000 đồng vì quỹ này kêu gọi sự tự nguyện, không ngờ đó là lý do con chị không được suất gà rán.

Mạng xã hội dậy sóng, truyền thông lên tiếng, lượng bình luận cao ngất, phản ánh dư luận đa chiều. Chỉ là một suất gà rán bé nhỏ, nhưng câu hỏi của cháu bé ngây thơ, như hằn một vết thương tổn không đáng có. Xuất phát từ sự máy móc, thiếu tinh tế trong nghề, cô giáo đã phân chia các suất gà rán cho học sinh, những đứa con tinh thần của mình mà không cảm thấy, nhận ra ánh mắt, nhịp tim cậu bé đáng thương. Cũng có những bình luận khác đáng suy nghĩ hơn vì lối giải phù hợp nhân văn: “Quỹ lớp vẫn còn thừa tiền, sao cô giáo không linh động trích mua cho bé một suất hưởng không khí liên hoan cuối năm trọn vẹn cùng chúng bạn?”; hay một thông tin khác: “Có phụ huynh thay vì đóng 100.000 đồng, đã đóng hẳn 300.000 đồng ủng hộ, sao không dùng khoản dư bù đắp cho cháu bé?”.

Nhà giáo, hơn ai hết, được trang bị tri thức để nhìn sâu thẳm vào tâm hồn con người, tâm hồn các cháu bé ngây thơ mà mình có bổn phận dạy dỗ chăm sóc. Để các bé nhìn bạn ăn chỉ bởi lý do mẹ không đóng tiền hội phụ huynh chỉ có thể chấp nhận ở quán ăn, còn môi trường lớp học là nơi giáo dục con người, lý do ấy không thỏa.

Một suất gà rán ở câu chuyện này gợi mở cách ứng xử nhân văn của con người. Cách ứng xử lạnh lùng sẽ cho đó là công bằng. Thế nhưng lòng yêu thương, sự trắc ẩn phải được thêm vào công bằng thì sẽ là nhân đạo, là tình người.

NGUYỄN CÔNG, Bạc Liêu

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Nếu chỉ quan tâm bề ngoài quá mức hơn bản chất của nó, không những không mang lại ích lợi về mặt thiêng liêng, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực. Bởi lẽ, người ta tìm đến Giáo hội để gặp sự bình an, thanh thản và đồng hành thiêng...
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Mặc dù nhìn thấy xã hội có những sự tiến bộ nhất định, cuộc sống khấm khá hơn ngày trước, song xung quanh vẫn còn nhiều hoàn cảnh trẻ em nghèo, đáng thương cần được chung tay giúp đỡ, để hành trình đến trường nhẹ nhàng hơn.
Gieo ý thức bảo vệ môi trường: Hàng ngàn thùng rác đã được phát
Gieo ý thức bảo vệ môi trường: Hàng ngàn thùng rác đã được phát
Dõi theo các hoạt động của Ủy ban Caritas toàn quốc từ đầu năm 2024 đến nay, có thể thấy, chương trình nổi bật là trao thùng rác tại các giáo xứ, giáo hạt diễn ra ở nhiều giáo phận. Đi kèm với việc trao thùng rác là buổi tập...
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Nếu chỉ quan tâm bề ngoài quá mức hơn bản chất của nó, không những không mang lại ích lợi về mặt thiêng liêng, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực. Bởi lẽ, người ta tìm đến Giáo hội để gặp sự bình an, thanh thản và đồng hành thiêng...
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Mặc dù nhìn thấy xã hội có những sự tiến bộ nhất định, cuộc sống khấm khá hơn ngày trước, song xung quanh vẫn còn nhiều hoàn cảnh trẻ em nghèo, đáng thương cần được chung tay giúp đỡ, để hành trình đến trường nhẹ nhàng hơn.
Gieo ý thức bảo vệ môi trường: Hàng ngàn thùng rác đã được phát
Gieo ý thức bảo vệ môi trường: Hàng ngàn thùng rác đã được phát
Dõi theo các hoạt động của Ủy ban Caritas toàn quốc từ đầu năm 2024 đến nay, có thể thấy, chương trình nổi bật là trao thùng rác tại các giáo xứ, giáo hạt diễn ra ở nhiều giáo phận. Đi kèm với việc trao thùng rác là buổi tập...
Người trẻ Công giáo đi đâu “chữa lành”?
Người trẻ Công giáo đi đâu “chữa lành”?
Có thể không ít bạn nói ngay là tới nhà thờ, nhà nguyện. Thật vậy, tìm một nơi bình yên để lắng lòng, suy gẫm cũng là việc hữu ích.
Nền thánh nhạc Việt Nam cần một thế hệ nhạc sĩ mới?
Nền thánh nhạc Việt Nam cần một thế hệ nhạc sĩ mới?
Công giáo tại Việt Nam sắp ghi dấu hành trình 500 năm tồn tại. Thời gian dài lâu là vậy nhưng có thể nói, nền thánh nhạc Việt thực sự hình thành và phát triển chỉ hơn kém một thế kỷ, đặc biệt trổi vượt khi có những tác giả...
Ước mơ cho năm thánh 2025
Ước mơ cho năm thánh 2025
Chiều ngày lễ Thăng Thiên 9.5.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô công bố sắc chỉ năm thánh 2025 của Hội Thánh hoàn vũ với tựa đề: “Spes non confundit - hy vọng không làm thất vọng”. Tôi đã đọc phần dịch tóm tắt bản tin này.
Giáo hội hoàn vũ có thể học được gì từ giáo hội châu Á?
Giáo hội hoàn vũ có thể học được gì từ giáo hội châu Á?
Nhìn từ Giáo hội tại Việt Nam, dẫu là phần nhỏ của Giáo hội tại châu Á, có thể tin tưởng vào sự đúc kết của Đức Hồng y Bo khi ngài nêu lên tinh thần đối thoại, tìm kiếm hòa bình và hòa hợp là nét son của các...
Dõi theo các bức thư mục vụ của vị chủ chăn
Dõi theo các bức thư mục vụ của vị chủ chăn
Tôi thuộc địa phận Long Xuyên. Mỗi tháng, Đức cha giáo phận thường viết thư gởi các tín hữu để nhắc nhở về những ngày lễ, chia sẻ tâm tình cầu nguyện hay các kế hoạch sắp tới của giáo phận nhà.
Sân chơi nhà đạo chờ những sáng kiến hay
Sân chơi nhà đạo chờ những sáng kiến hay
Mới đây, tại giáo xứ Gò Vấp, TGP TPHCM tổ chức một cuộc thi hết sức thú vị là “Ông bà kể chuyện Chúa Giêsu cho cháu”.