Mở tai, mở mắt, mở lòng

Với căn tính xã hội, con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế, sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người, được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại, tức là nghe và nói.

Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng, hễ một người không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng y học thì cho thấy chính vì bị điếc nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.

Thánh Kinh Tân Ước đã ghi lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc, mà nếu dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói, xét về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng, sự bất hạnh và khốn khổ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự, và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên, nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần, thì sự khốn khổ và bất hạnh này lại di hại cho nhiều người. Dù hai lãnh vực thể lý và tinh thần tuy khác nhau nhưng có sự trùng hợp, đó là do bởi điếc (không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác) nên người ta đâm ra ngọng là không nói được hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói. Ở đây cần phân tích về căn bệnh tinh thần có thể tìm ra một vài nguyên nhân chính của căn bệnh câm điếc.

 molong.webp (266 KB)

1.

 Thiên Chúa nói với mỗi người bằng nhiều cách thế, và cách thông thường là qua những người phận nhỏ. Thánh Kinh cho thấy ngoài những dấu lạ điềm thiêng thì “thuở xưa, nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1). Con Thiên Chúa đã làm người trong thân phận nghèo hèn, ngay hoàn cảnh chào đời đến thời gian khôn lớn. Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai người cộng tác đặt làm tông đồ để rao giảng Lời Thiên Chúa, vốn là những người thấp cổ, bé phận.

Thánh Giacôbê Tông đồ đã cảnh tỉnh về cái thói thích thiên tư, gần gũi với những người sang giàu: “Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư. Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy; đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: ‘Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này’, còn với người nghèo, anh em lại nói: ‘Đứng đó!’ hoặc: ‘Ngồi dưới bệ chân tôi đây!’, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao?” (Gc 2,1-5). Đây là một trong những nguyên cớ khiến tín hữu bị điếc về tâm linh. Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác, thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần những người thấp cổ, bé phận; gần những người nghèo khổ lầm than.

 

2.

 Vẫn có đó nhiều người nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hoặc nói kiểu nói ngọng. Nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: Can đảm lên, đừng sợ!”. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mở triều Giáo Hoàng với đoàn tín hữu bằng chính lời của Chúa Kitô: “Các con đừng sợ!”. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, không ít lần Chúa Kitô nhắn nhủ các môn đệ rằng “Hãy can đảm lên, đừng sợ!” khi nói về chân lý. Và sau khi từ cõi chết sống lại thì hai từ “đừng sợ” vẫn được Người lặp đi lặp lại nhiều lần.

Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại… là những cái sợ khiến nhiều người hành xử như chẳng thấy, chẳng nghe. Ngoài ra, cũng cần kể đến một vài nguyên cớ khiến người ta dù có nghe đúng hoặc thấy rõ mà vẫn sợ không dám nói. Có thể vì có tật thì giật mình, hoặc há miệng thì sợ mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó đã khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói.

“Ephata: Hãy mở ra!”. Không chỉ hãy mở tai, mở mắt để thấy và để nghe hiện trạng của xã hội và Giáo hội, mà còn phải mở lòng ra để biết cảm thông với tha nhân trong sự liên đới trách nhiệm.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa,
GP Ban Mê Thuột

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cây cầu xây dựng sự hiệp nhất và bình an
Cây cầu xây dựng sự hiệp nhất và bình an
Trong vòng chưa đầy 6 tháng, giáo phận Long Xuyên mất đi hai đại thụ đó là Ðức Giám mục Chánh tòa thứ hai - Gioan Baotixita Bùi Tuần (ngày 27.7.2024) và Ðức Giám mục Chánh tòa thứ ba - Giuse Trần Xuân Tiếu (ngày 7.1.2025).
Hoàn thành con đường Giêsu
Hoàn thành con đường Giêsu
Ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới sông Jordan, chính là ngày hoàn thành toàn bộ con đường Giêsu, để mời gọi những người đã lãnh nhận Phép Rửa bước theo Người, đem lại bình an và ơn cứu độ cho thế giới.
Tha thứ  và xin  tha thứ
Tha thứ và xin tha thứ
Đêm vọng Giáng Sinh ngày 24.12.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Thánh qua việc mở Cửa Thánh của Vương cung Thánh đường thánh Phêrô tại Vatican.
Cây cầu xây dựng sự hiệp nhất và bình an
Cây cầu xây dựng sự hiệp nhất và bình an
Trong vòng chưa đầy 6 tháng, giáo phận Long Xuyên mất đi hai đại thụ đó là Ðức Giám mục Chánh tòa thứ hai - Gioan Baotixita Bùi Tuần (ngày 27.7.2024) và Ðức Giám mục Chánh tòa thứ ba - Giuse Trần Xuân Tiếu (ngày 7.1.2025).
Hoàn thành con đường Giêsu
Hoàn thành con đường Giêsu
Ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới sông Jordan, chính là ngày hoàn thành toàn bộ con đường Giêsu, để mời gọi những người đã lãnh nhận Phép Rửa bước theo Người, đem lại bình an và ơn cứu độ cho thế giới.
Tha thứ  và xin  tha thứ
Tha thứ và xin tha thứ
Đêm vọng Giáng Sinh ngày 24.12.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Thánh qua việc mở Cửa Thánh của Vương cung Thánh đường thánh Phêrô tại Vatican.
Những chiếc áo khoác ngoài
Những chiếc áo khoác ngoài
Tin Mừng Luca đã tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu khiển trách, đúng hơn là sửa bảo nhiều vị biệt phái về thói sống giả hình (Lc 11,37-41). Theo văn mạch câu chuyện, một người Pharisêu mời Chúa Giêsu đến nhà dùng bữa.
Con đường hạnh phúc
Con đường hạnh phúc
Nhiều gia đình trên thế giới đang đối mặt với cuộc mưu sinh vất vả và những thách thức của đời sống tâm linh… Trong hoàn cảnh khó khăn này, họ phải hành động thế nào để bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc?
Cố gắng trở thành  con người sinh lợi
Cố gắng trở thành con người sinh lợi
Thời nay là thời kinh tế thị trường, thời cạnh tranh. Xã hội ngày càng đa dạng về cuộc sống, về sắc hình và về nhu cầu đã khiến người ta phải so sánh, đánh giá những gì mình thấy.
Tổng giáo phận Hà Nội công bố chương trình Năm Thánh
Tổng giáo phận Hà Nội công bố chương trình Năm Thánh
Văn phòng Tòa TGM Hà Nội vừa ra thông báo về chương trình Năm Thánh gởi các thành phần Dân Chúa nơi đây.
Con người mới  đầy thần khí
Con người mới đầy thần khí
Chúa Giêsu chỉ hình thành trong ta khi ta mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần, và thở được thần khí của Thiên Chúa, như Đức Maria (x. Lc 1,26-38).
Các sự kiện quan trọng trong Năm Thánh 2025
Các sự kiện quan trọng trong Năm Thánh 2025
Ngày 24.12.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Năm Thánh 2025. Theo lịch trình, ngài sẽ mở ba Cửa Thánh ở Rome, trong đó có một cửa trong nhà tù. Ngài cũng sẽ tham gia 34 “Lễ mừng Năm Thánh theo chủ đề” khác nhau đã được chính thức...