Nghĩ về ngày mai

Mình đến thăm một người thân ở Gò Vấp. Người thân có một cháu nội. Đó là bé gái, 10 tuổi, học lớp 4. Bé đọc sách như con mọt gặm đồ gỗ, gặm cót két suốt ngày. Thấy bé thông minh quá, mình mở cuộc phỏng vấn.

- Con đọc sách của ông cố chưa?

- Con đọc hết trơn luôn.

Bé trợn mắt tròn xoe, xòe hai bàn tay, miệng cười toe toét.

- Khi cha mẹ con già lụm cụm, chống gậy đi lom khomthì ai sẽ nuôi cha mẹ con?

- Con.

- Muốn nuôi cha mẹ con cho đàng hoàng: ăn ngon, mặc đẹp, thì mỗi tháng con phải làm ra bao nhiêu tiền?

- Một nghìn năm trăm đô.

- Một đô ăn bao nhiêu tiền Việt Nam?

- Một đô Mỹ ăn hai mươi nghìn đồng Việt Nam.

- Vậy con sẽ làm nghề gì để có mỗi tháng một nghìn năm trăm đô?

- Con kinh doanh địa ốc.

- Eo ơi, kinh doanh địa ốc dễ sập tiệm lắm con ơi!

- Con chỉ làm cò thôi, đâu có sợ phá sản.

- Giỏi! Nhưng nếu các đại gia mời con uống bia, thì con dám uống không?

- Chơi tối đa luôn!

- Nếu người ta lợi dụng con thì sao?

- Ông cố muốn nói người ta lợi dụng con về chuyện ấy đó hả? Sức mấy!

- Không hẳn là vậy. Người ta chỉ cần cho con say gục đầu xuống bàn, rồi chụp hình đưa lên mạng thế là uy tín của con te tua.

- (Cúi đầu, im lặng tỏ vẻ bị hớ).

Đó là lần gặp gỡ đầu tiên. Mình suy nghĩ rất nhiều về thế hệ tương lai.

Vài ba tháng sau, mình có dịp gặp bé trên một chuyến xe đi du lịch. Mình chỉ nghe mà không nói. Nghe bé nói chuyện với một linh mục trẻ. Hai cha con chọc nhau làm cả chuyến xe rộn lên niềm vui. Ông cha chất vấn bé về Thánh Kinh, bé trả lời vanh vách. Bỗng bé giơ tay xin được chất vấn.

- Cha ơi! Sách Sáng Thế Ký kể chuyện về việc Cain giết em là Abilê. Sau đó có một con mắt cứ nhìn Cain. Cain phải bỏ trốn. Trốn biệt tăm luôn. Thế rồi hắn cưới vợ. Vậy thì người vợ ấy từ đâu mà ra? Như vậy thì rõ ràng là loài người phải có hai nguồn gốc: nguồn gốc Ađam-Evà và một nguồn gốc nữa, nguồn gốc sinh ra vợ của Cain.

- ??? (Ông cha trẻ có vẻ lúng túng vì câu hỏi quá bất ngờ). Để cha nghĩ đã

- Number ten! Bé cười đắc thắng, lấy ngón tay cái chỉ xuống sàn xe, tỏ vẻ sung sướng.

Mình chỉ biết cười trừ. Vấn nạn bé đặt ra là quá lớn. Bé mười tuổi mà nói chuyện như người lớn, khôn hơn người lớn. Mình cảm thấy vừa mừng vừa lo.

Mừng và lo về một bé gái ở Gò Vấp chưa xong, thì gặp một bé trai ở tận Cái Nước, Cà Mau. Một bé trai cũng mười tuổi và cũng học lớp bốn. Bé là dự tòng của giáo xứ Cái Rắn. Mình đang đứng coi các em thiếu nhi tập văn nghệ, thì bé đến kéo áo mình.

- Con đọc hết cuốn Nhật Ký Truyền Giáo của ông cố rồi.

- Con đọc bài “Những kỷ niệm về loài chó” chưa?

- Con đọc rồi.

- Con thích đoạn nào nhất?

- Con thích câu ông cố kết luận, lấy từ sách Chiến Quốc: “Khi hai người chung lo một việc, thì yêu nhau. Khi hai người cùng chung hưởng một quyền lợi, thì ghét nhau”.

Một em bé mười tuổi mà biết đọc sách như thế, mình thấy cảm động muốn rơi lệ. Một hôm bé vào phòng riêng của mình, lần mò đi tìm sách, mượn một ôm sách đem về đọc. Khi đem trả, mình phỏng vấn một cách long trọng.

- Con đọc hết chưa?

- Con đọc hết rồi.

- Nhớ hết không?

- Con nhớ hết.

- Con đọc nhanh không?

- Cứ mỗi chuyện, con đọc một nửa, rồi con đọc từ dưới lên, xem tác giả muốn nói gì.

Mình ngẩn ngơ một lúc, mình cũng đọc sách kiểu này. Nhưng mình là người lớn và đọc kiểu này khi đã lớn. Bé mới mười tuổi mà đã khôn bằng ông già cổ lai hy. Ôi tuổi thơ hôm nay! Hôm nay là vậy. Ngày mai sẽ ra sao? Mình bắt tay lên trán để suy nghĩ.

Ai sẽ đồng hành và đưa các em vào ngày mai.

Cha mẹ và thầy cô có đủ khả năng để dìu dắt các em không?

Nếu các em tự định hướng cho mình và tự mình đi tới, thì có bị mất mát gì không? Có bị lệch hướng không?

Các giáo lý viên trong các họ đạo có đủ khả năng để trả lời những câu hỏi khúc mắc về Thánh Kinh không? Cụ thể là câu hỏi: “Loài người có một nguồn gốc là Adam-Evà, hay là còn những nguồn gốc khác? Nếu chỉ có một nguồn gốc thì vợ của Cain ở đâu mà ra?”.

Nếu trả lời không thỏa đáng, thì khoa Giáo lý sẽ đi về đâu?

Mình cầu mong để các em đặc biệt này gặp được may mắn trên hành trình vào đời. Mình cũng mơ ước có những chủ chăn tìm hiểu và khám phá ra những mầm non quý giá này, để Giáo Hội ngày mai có một vườn cây quý, một vườn hoa lạ. Bát ngát và rực rỡ.

Mong thay.

Tạp bút của Linh Mục Piô.Ngô Phúc Hậu

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.