Những mục tử như lòng Chúa ước mong

Các mục tử là những người có nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên. Họ không phải chỉ là các giám mục, linh mục trong Giáo hội Công giáo, nhưng được hiểu rộng ra là tất cả những ai có trách nhiệm điều khiển, hướng dẫn cộng đồng xã hội, đạo cũng như đời. Tất cả đều được Chúa trao trách nhiệm coi sóc đàn chiên lớn nhỏ khác nhau của Ngài, vì Ngài đã dựng nên toàn thể nhân loại là đàn chiên của Ngài (Gr 23,3). Đức Giêsu cũng là vị mục tử gương mẫu được Chúa Cha sai đến để quy tụ dân Do Thái và dân ngoại thành một đàn chiên duy nhất (Ep 2,14-15). Như thế, nhờ kết hợp thành một với Chúa Giêsu mà từng người tín hữu cũng mang trách nhiệm của người mục tử đối với mọi người sống quanh mình. Vậy các mục tử đang có thái độ nào và cần phải làm gì theo đúng trách nhiệm để xứng đáng với lòng Chúa ước mong?

Hinh bai cha Son 2452_Muc Tu 2.jpg (518 KB)

Những mục tử giả hiệu

Nhiều mục tử được Chúa chọn theo ý nguyện của lòng dân qua các cuộc bầu cử, tuyển chọn và được Chúa ban nhiều ân huệ để lãnh đạo. Nhưng không phải tất cả đều hành động theo đường ngay nẻo chính của Chúa. Trái lại, nhiều người lại hành động theo những tham vọng và dục vọng riêng tư. Họ lười biếng học hỏi và không chịu rèn luyện bản thân nên kém tài, thiếu đức, trở thành những kẻ chăn thuê để thu lợi, chứ không phải là mục tử gắn bó cuộc đời với đàn chiên. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chiên, không dẫn chúng vào đồng cỏ non, đến dòng suối mát, không đi tìm chiên lạc, không cứu chữa chiên bị thương, không bảo vệ chiên khi sói đến.

Kết quả là họ làm cho bầy chiên hãi hùng, thất lạc, tan tác (Gr 23,1-6). Chính Đức Giêsu là mục tử nhân lành cũng đã phải “chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám người rất đông như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6,34) trong cộng đồng nhân loại.

Dù được tuyển chọn từ cộng đồng và được đào tạo, một số người lãnh đạo, mục tử, vì không kiên tâm học hỏi nên thiếu những kiến thức cần thiết; không luyện tập những kỹ năng và đức tính xã hội để hướng dẫn con người…

Con người là một mầu nhiệm với nhân phẩm vô cùng cao quý, nhưng cũng có những tham vọng, dục vọng thấp hèn có thể dẫn đến những hành động bất công, bất chính. Nên khi phải đối mặt với những khác biệt đa dạng của con người như già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, đẹp xấu, hiền ác, khôn dại,  người lãnh đạo - mục tử đã không biết phải giải quyết thế nào, mà chỉ biết hô hào sống đạo đức, hô hào phản kháng, xung đột, lấy của người giàu chia cho người nghèo, đòi tự do thỏa mãn dục tính, dùng bạo lực để giải quyết bất công…, nên cộng đồng xã hội càng hỗn loạn.

Nhân loại và thế giới đang có khoảng 200 quốc gia với nguồn lực nhân sự, kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự lớn nhỏ khác nhau. Mỗi nước lại nằm ở vị trí khác nhau trên bản đồ thế giới với tài nguyên thiên nhiên không đồng đều. Đó là sự đa dạng phong phú và cần thiết cho cộng đồng nhân loại để mọi quốc gia và mọi người có thể giúp đỡ và bổ túc cho nhau trong đời sống tạm thời ở trần thế, trước khi cùng nhau chia sẻ đời sống vĩnh hằng với Cha trên Trời. Nhưng các mục tử giả hiệu lại hô hào theo nước này và chống nước khác, theo chủ nghĩa này và chống hệ tư tưởng kia, khiến cho các cuộc xung đột, chiến tranh liên tục xảy ra, nhân loại bị phân tán, không được bình an và hạnh phúc.

 Hinh bai cha Son 2452_Muc Tu 3.jpeg (243 KB)

Những mục tử chân chính

Nhân loại đang rất cần những mục tử chân chính biết lo lắng cho đàn chiên như Chúa đã hứa với dân tộc Israel: “Chính Ta sẽ quy tụ đàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền... Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng... Ta sẽ làm nảy sinh cho nhà Đavít một chồi non chính trực. Vị vua lên ngôi trị vì sẽ là người khôn ngoan, tài giỏi trong xứ sở, vua sẽ thi hành điều chính trực, công minh.” (Gr 23,3-5).

Đức Giêsu chính là vị mục tử nhân lành mà Thiên Chúa đã hứa để quy tụ toàn thể nhân loại thành một đàn chiên duy nhất. Người đã liên kết mọi người “thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ thập giá, Người đã làm cho mọi người được hòa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,15-16).

Đức Giêsu cũng đã gọi các tông đồ và môn đệ để cùng chia sẻ trách nhiệm làm mục tử với mình. Khi thấy đám người rất đông đang tìm đến với Người vì họ bơ vơ, hoang mang, khổ sở, bệnh hoạn, tật nguyền như bầy chiên không người chăn dắt; Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều, rồi sau đó cho họ ăn, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, làm cho kẻ chết sống lại. Người muốn đưa tất cả đi vào con đường sự thật toàn diện và sự sống dồi dào của chính Thiên Chúa.

Các mục tử hiện nay cần phải học hỏi rất nhiều và sống quảng đại như Chúa Giêsu thì mới có thể hoàn thành trách nhiệm của mình. Chính Chúa Giêsu sẽ giúp các mục tử hiểu được sự thật và sự sống, để họ có thể dẫn dắt đàn chiên sống an lành và hạnh phúc, nếu biết gắn bó mật thiết với Người. Vì Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để nên giống anh em mình về mọi phương diện trừ tội lỗi, nên Người sẽ là câu giải đáp cho những bất công và bất bình đẳng giữa những con người và những quốc gia, hầu quy tụ và liên kết tất cả thành một thân thể với Người.

Muốn giải quyết các bất bình đẳng giữa con người, trước hết ta phải hóa giải được những mặc cảm tự ti, tự tôn và đủ loại mặc cảm như Oedipus, Cain khiến con người ghen ghét, hận thù, giết hại lẫn nhau. Hóa giải bằng việc nhận ra mình là con cái của Cha Trên Trời, nhận ra mình độc đáo với ơn gọi và sứ mệnh đặc biệt, có khả năng vô tận để phát huy và nhận ra mọi người, mọi vật là anh chị em của nhau trong đại gia đình Thiên Chúa.

Hầu hết các mặc cảm tự ti là do mỗi người chỉ nhìn vào người khác để thấy mình thua họ, kém về tài năng, sắc đẹp, giàu sang..., mà không nhận ra sự độc đáo với những cái hay, cái tốt, cái đẹp của chính mình. Ngược lại, các mặc cảm tự tôn thường bắt nguồn từ việc ta chỉ nhìn vào mình để thấy mình hơn người, xem thường người khác, nhất là những ai nghèo khổ, kém cỏi, xấu xí vì không nhận ra họ là anh chị em thật sự của mình.

Muốn giải quyết những bất bình đẳng giữa các quốc gia, Giáo hội Công giáo giới thiệu “nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải”. Thiên Chúa đã tiền định cho Trái đất và những gì Trái đất chứa đựng đều dành cho mọi người và mọi dân tộc, ngõ hầu mọi thụ tạo đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý và công lý này được điều tiết bởi bác ái (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội, số 171; Hiến chế Gaudium et Spes, số 69).

Do đó, các nước giàu có trách nhiệm phải hỗ trợ các nước nghèo, nhất là khi các nước này bị thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng. Đối với các cá nhân giàu có, nguyên tắc này cũng được áp dụng để mọi người biết chức năng xã hội của tài sản mà chia sẻ cho người nghèo khổ (x. TLHTXH, số 178; Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 2444).

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Tôi coi việc vào đạo chỉ là bước đầu, còn việc Phúc Âm hóa, thay đổi con người nên tạo vật mới, đó mới là mục đích chính yếu của việc truyền giáo.
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Công đồng Vatican II, qua Hiến chế “Đến với môn dân” đã khẳng định: “Bản chất Giáo hội là truyền giáo” (AG,2). Giáo hội được thành lập để truyền giáo.
Ðời sống hài hòa
Ðời sống hài hòa
Người ta dễ có khuynh hướng giữ luật theo hình thức bên ngoài và quên mất tinh thần của luật lệ. Việc làm thế nào có được một đời sống hài hòa giữa hình thức và nội dung của lề luật là điều đáng nghĩ suy.
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Đức Giêsu là tấm bánh làm cho ta sống mãi, trẻ đẹp và hạnh phúc vô cùng. Muốn đạt được điều đó, tấm bánh vật chất cần phải chuyển hóa thành thịt máu của con người thì mới làm cho sống.
Người mẹ Thánh
Người mẹ Thánh
Nhìn những bức họa vẽ Đức Mẹ Maria lên trời và các thánh, ta đều gặp thấy những khuôn mặt tươi trẻ, đẹp đẽ, trong vầng hào quang rực rỡ để diễn tả hạnh phúc thiên đàng.
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Khi Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đến trần gian để thực hiện công cuộc cứu rỗi nhân loại và quy hướng nhân loại về cùng Thiên Chúa, thì nhân loại đang tiếp tục sống với những sắc thái và những phương thế khác nhau.