Nỗi ân hận muộn màng

Sắp tới ngày giỗ mẹ, tôi bảo con gái: “Mẹ con đi công tác về không kịp, con ra chợ mua hoa quả như nho, táo, măng cụt, lê… để về chưng trên bàn thờ bà nội. Kỳ này có mấy bác của con bên Mỹ về nên phải làm chỉn chu một tí. Thức ăn thì khỏi bận tâm, đã có mấy cô lo rồi”. Con gái tôi vặn lại: “Mua trái cây nhiều quá có lãng phí không ba, hay mình mua mỗi thứ chút ít tượng trưng là được rồi? Còn thức ăn nhiều một chút đãi mấy bác thì tốt…”. Tôi nói với con rằng mấy loại trái này hồi xưa bà nội rất thích nên chưng để tưởng nhớ nội. Lập tức, con tôi ra vẻ trách: “Thế sao hồi nội còn sống, ba mẹ cứ dửng dưng chẳng mua cho nội ăn những thứ bà thích? Nhà mình xưa nay tuy không giàu nhưng cũng đâu đến nỗi tệ mà cho nội nhịn thèm?”. Giật mình vì câu trách móc của con, nhưng tôi cố giả lả cho qua chuyện: “Con biết gì mà nói! Cứ làm theo lời ba dặn đi, đừng có cãi!”.

Thực ra, con gái nói rất đúng. Hồi mẹ tôi còn sống, nó cũng lên 10 tuổi rồi nên chứng kiến mọi thứ trong nhà. Tôi phải công nhận rằng lúc đó tôi đã sai khi đối xử với đấng sinh thành tệ bạc. Mọi chuyện cũng vì mẹ viết di chúc chia đất cho chị Ba nhiều hơn. Tôi thấy chán nên cứ bỏ mặc mẹ, chẳng quan tâm bà có thèm ăn gì hay không mà chỉ lo ngày ba bữa cơm. Mẹ con như lửa với nước nên suốt ngày mẹ chỉ lủi thủi với cái đài và làm bạn với con gái tôi.

Sau này, tôi khám phá ra bí mật giữa mẹ và chị Ba. Ông chồng của chị trước đây nghiện cờ bạc, chị sợ sau này không có “cục đất chọi chim” nên mới tích cóp tiền bạc rồi lén đưa cho mẹ mua đất, mẹ đứng tên luôn. Nhưng khi tôi hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn. Mẹ đã nằm yên dưới lòng đất lạnh. Tôi và vợ hối hận vô cùng. Suốt ngày cứ tự trách mình vì sao lại nông nổi đến thế. Dù mẹ có chia phần cho anh chị em nhiều hay ít thì cũng là khúc ruột do mẹ sinh ra, dưỡng dục lớn khôn. Tôi quá ích kỷ, quá sân si, cứ nghĩ mình là con út thì phải được chia đất nhiều hơn vì còn phải nuôi mẹ, chăm sóc mồ mả, giỗ chạp cho ông bà, tổ tiên… Chị Ba bảo tôi: “Chuyện qua lâu rồi thì hãy khép lại đi. Em trách mình hoài cũng chẳng được gì. Ai trong chúng ta không có một lần mắc lỗi. Giờ thời gian không còn nhiều, chị em mình nên học cách sống chậm, suy nghĩ thấu đáo để hiểu nhau hơn”.

Chị tôi nói phải, trách mình mãi cũng chẳng được gì. Nhưng sao cảm giác có lỗi cứ vây lấy tôi, nhất là vào những ngày cận giỗ. Giờ tôi chỉ cầu mong mẹ ở cõi vĩnh hằng, hiểu và tha thứ cho đứa con bất hiếu này để lòng tôi thanh thản nhẹ nhàng!

NGUYỄN HOÀNG DUY

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…