Phát hiện tàn tích một trong những nhà thờ cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một trong những nhà thờ lâu đời nhất thế giới ở cổ thành Artaxata thuộc Armenia, không lâu sau khi vương quốc Armenia là nước đầu tiên công nhận Kitô giáo là quốc giáo.

Phát hiện mang tính đột phá là kết quả của nỗ lực chung giữa Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Armenia và Đại học Münster (Đức), theo một phần của dự án Artaxata giữa hai nước được triển khai từ năm 2018.

 hinh 4.png (1.42 MB)

Tàn tích từ thế kỷ thứ tư

Tàn tích ở cổ thành Artaxata bao gồm một tòa nhà bát giác với những phần mở rộng hình chữ thập tương ứng với các công trình xây dựng đời đầu của Kitô giáo. Đội ngũ chuyên gia mô tả cấu trúc này có đường kính khoảng 30m, được lát một sàn vữa đơn giản và trải bằng gạch đất nung. Họ cũng tìm được những mảnh đá cẩm thạch cho thấy tàn tích từng một thời được trang trí hoa lệ bằng đá cẩm thạch nhập khẩu. “Ở phần nối dài hình chữ thập, các nhà nghiên cứu phát hiện những phần còn lại của sàn gỗ, và kết quả phân tích đồng vị carbon cho thấy vật liệu có niên đại từ thế kỷ IV”, theo báo cáo. Thời điểm này trùng với giai đoạn khởi công xây dựng thánh đường Etchmiadzin cũng thuộc Armenia và lâu nay vốn được xem là nhà thờ lớn đầu tiên của vương quốc cổ đại và lâu đời nhất thế giới.

hình 1.png (652 KB)

“Việc xác định niên đại cho phép đội ngũ chuyên gia tự tin xác nhận cấu trúc ở Artaxata là nhà thờ lâu đời nhất từng được ghi chép trong lịch sử Armenia, đại diện cho bằng chứng tuyệt vời về sự có mặt của đạo Kitô từ lâu ở quốc gia châu Âu này”, giáo sư Achim Lichtenberger của Đại học Münster nói. Cổ thành Artaxata, giờ đây chỉ còn lại tàn tích, tọa lạc trên một đỉnh đồi ở miền nam Armenia, dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Artaxata được thành lập năm 176 trước Công nguyên và được phát triển thành khu đô thị quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn Hy Lạp hóa, và cuối cùng đảm nhận vai trò kinh đô của vương quốc Armenia trong gần 6 thế kỷ.

Cũng trên đỉnh đồi này, tu viện cổ Khor Virap vẫn còn hoạt động đến ngày nay và là địa điểm hành hương nổi tiếng. “Việc khám phá nhà thờ hoàn toàn phù hợp vì vương quốc Armenia là quốc gia đầu tiên công nhận Kitô giáo là quốc giáo vào đầu thế kỷ thứ tư”, báo The Times of Israel dẫn lời giáo sư Jodi Magness, nhà khảo cổ học Kinh Thánh kiêm sử gia tôn giáo đang giảng dạy tại Đại học Bắc Carolina thuộc Chapel Hill (Mỹ). Theo bà, người Armenia thiết lập sự hiện diện ở Jerusalem, và tiếp tục duy trì cho đến nay.

 

hình 2.png (910 KB)
Tàn tích ở cổ thành Artaxata bao gồm một tòa nhà bát giác với những phần mở rộng hình chữ thập tương ứng với các công trình xây dựng đời đầu của Kitô giáo

Biểu tượng hình bát giác

Cuộc đời và cái chết của Chúa Giêsu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa thế giới, bao gồm kiến trúc. Các nhà thờ Kitô giáo đời đầu thường có hình bát giác, biểu tượng sơ khai về sự Phục Sinh của Giêsu. Đó là lý do các nhà khảo cổ học vui mừng khi phát hiện một cấu trúc như thế ở cổ thành Artaxata. “Cho đến mới đây, các nhà thờ bát giác vẫn chưa được tìm thấy ở Armenia”, theo chuyên gia Mkrtich Zardaryan của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia nước này. “Tuy nhiên, chúng tôi rất quen thuộc với kiến trúc này ở vùng Đông Địa Trung Hải, nơi các nhà thờ lần đầu xuất hiện vào thế kỷ IV”, ông cho biết. Có thể kể đến nhà thờ Kathisma (thế kỷ V) nằm giữa Jerusalem và Bethlehem; nhà thờ ở Caesarea (niên đại 500 năm thuộc Israel), và nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem.

Hình bát giác từng là một trong những biểu tượng chính của các nhà thờ đời đầu. Đó là chưa kể dạng bát giác cho phép không gian rộng hơn bên trong nhà thờ so với hình chữ nhật. Vào thế kỷ IV, đây là hình dạng thường thấy cho các nhà thờ trong thời gian này. Trong lúc nỗ lực khai quật được tiếp tục, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ khám phá thêm nhiều chi tiết. Mỗi chi tiết mới sẽ hứa hẹn cung cấp thêm thông tin về lịch sử ban đầu của Armenia và vai trò của kiến trúc giúp định hình sự phát triển của Kitô giáo tại khu vực này.

hình 3.png (1016 KB)

LING LANG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Phát hiện tàn tích một trong những nhà thờ  cổ nhất thế giới
Phát hiện tàn tích một trong những nhà thờ cổ nhất thế giới
Các nhà khảo cổ học đã khai quật một trong những nhà thờ lâu đời nhất thế giới ở cổ thành Artaxata thuộc Armenia, không lâu sau khi vương quốc Armenia là nước đầu tiên công nhận Kitô giáo là quốc giáo.
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Bên dưới một nhà thờ cổ ở ngôi làng được cho là Bethsaida, các nhà khảo cổ học phát hiện một “bức tường linh thiêng”, và bức tường kế bên nhiều khả năng thuộc về nhà cũ của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê.
Ðại học Harvard đang giữ thánh tích thánh Sebastian
Ðại học Harvard đang giữ thánh tích thánh Sebastian
Trong lúc Ðại học Harvard (Mỹ) bắt đầu quy trình hoàn trả hàng ngàn hài cốt người da đỏ cho những phía liên quan, trường này cũng được kêu gọi hãy trả lại thánh tích cấp 1 của thánh Sebastian cho Giáo hội Công giáo.
Phát hiện tàn tích một trong những nhà thờ  cổ nhất thế giới
Phát hiện tàn tích một trong những nhà thờ cổ nhất thế giới
Các nhà khảo cổ học đã khai quật một trong những nhà thờ lâu đời nhất thế giới ở cổ thành Artaxata thuộc Armenia, không lâu sau khi vương quốc Armenia là nước đầu tiên công nhận Kitô giáo là quốc giáo.
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Nhà xưa của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê
Bên dưới một nhà thờ cổ ở ngôi làng được cho là Bethsaida, các nhà khảo cổ học phát hiện một “bức tường linh thiêng”, và bức tường kế bên nhiều khả năng thuộc về nhà cũ của các thánh tông đồ Phêrô và Anrê.
Ðại học Harvard đang giữ thánh tích thánh Sebastian
Ðại học Harvard đang giữ thánh tích thánh Sebastian
Trong lúc Ðại học Harvard (Mỹ) bắt đầu quy trình hoàn trả hàng ngàn hài cốt người da đỏ cho những phía liên quan, trường này cũng được kêu gọi hãy trả lại thánh tích cấp 1 của thánh Sebastian cho Giáo hội Công giáo.
Giáo xứ lâu đời nhất ở Kampong Cham kỷ niệm 160 năm thành lập
Giáo xứ lâu đời nhất ở Kampong Cham kỷ niệm 160 năm thành lập
Được thành lập năm 1863, giáo xứ Neak Leung là giáo xứ lâu đời nhất ở Hạt phủ doãn tông tòa Kampong Cham.
Đức Thánh Cha gặp 6.000 ông bà và con cháu của họ
Đức Thánh Cha gặp 6.000 ông bà và con cháu của họ
Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, đánh giá cuộc gặp gỡ này mang đến một cái nhìn mới về tuổi già.
Khảo cứu trận chiến thành Gath trong Cựu Ước
Khảo cứu trận chiến thành Gath trong Cựu Ước
Cuộc nghiên cứu do các trường đại học tại Israel thực hiện, đã áp dụng công nghệ đột phá dựa trên việc đo đạc từ trường nhằm xác nhận một sự kiện nổi tiếng trong sách Các Vua.
Những tác phẩm Kitô giáo độc đáo ở cố đô Sudan
Những tác phẩm Kitô giáo độc đáo ở cố đô Sudan
Các nhà khảo cổ học gần đây đã phát hiện những bức bích họa lộng lẫy thuộc dạng “độc nhất vô nhị của nghệ thuật Kitô giáo” trên các bức tường của gian phòng cổ ở Sudan.
Những phát hiện và địa  điểm quan trọng của Khảo cổ học Kinh  Thánh
Những phát hiện và địa  điểm quan trọng của Khảo cổ học Kinh  Thánh
Khảo cổ học Kinh Thánh là lĩnh vực nghiên cứu tuyệt vời, mang đến những khám phá mới mẻ về tôn giáo, văn hóa, và những vùng đất giờ đây vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử đối với người hiện đại.
Bí mật hang động thời Ðền thờ Thứ nhất   
Bí mật hang động thời Ðền thờ Thứ nhất  
Một hang động ở Biển Chết từng xuất hiện trong các đầu đề bài báo, gần đây đang tiếp tục hé lộ những bí mật được lưu giữ qua nhiều ngàn năm lịch sử.