Thanh củi và tô cháo

Làng Kon K’Tu của người Bahnar, có đông giáo dân thuộc giáo xứ Chánh tòa Kon Tum. Ở làng này, vài năm qua, vào sáng thứ Tư hằng tuần có các Yă nhận nấu nồi cháo thịt cho các cháu ở trong làng được có “bữa ăn có thịt”. Nhiều người hảo tâm đã góp phần vào nồi cháo thịt đó. Tôi cũng thường góp một phần nhỏ, khi là ít ký thịt, khi là chục ký gạo giúp các Yă hằng tuần có thể nấu được hai “bữa ăn có thịt”.

Gần đây, lần đầu tiên tôi thấy cảnh hết sức dễ thương và dân dã thế này : Mỗi em nhỏ khi tới lấy cháo, ngoài việc mang tô và muỗng của mình, còn cầm theo “một cây củi”. Đúng nghĩa đen là một cây củi.

Một cây củi để đổi tô cháo thịt. Tin được không! Nhưng là sự thật đấy!

Không phải người tổ chức ra quy định như vậy đâu, nhưng đây là sự “đổi công” theo cách người Bahnar nơi đây vẫn làm cho nhau. Giống như hôm nay hàng xóm sang cắt lúa ở rẫy nhà bạn, thì hôm khác bạn sẽ sang rẫy nhà họ để cùng cắt lúa, làm cỏ ruộng… Nó giống một hành động mang tính công bằng cho nhau. Một cây củi để đổi một tô cháo thịt. Một cây củi để góp công, để thêm nhiều người được có bữa ăn dinh dưỡng.

Để bếp ăn này được vận hành hằng tuần, ngoài sự đóng góp gạo thịt của nhiều người, thì người nấu cũng tốn công nhiều lắm, đặc biệt là đi kiếm củi xung quanh làng để về nhóm bếp nấu. Thế nên mọi người cùng chung tay với bếp như thế này là hết sức hợp lý, mỗi người góp một cây củi để các Yă bớt nhọc công đi tìm và gánh củi...

Người dân nơi đây có thể thiếu nhiều về thực phẩm hằng ngày, nhưng không hề thiếu tình cảm. Sống với nhau ở giữa núi rừng, mọi người đều biết nương nhau sống, người lớn hay trẻ con đều làm như vậy. Góp chút nguyên liệu, bỏ công một sáng để cùng thổi lửa nấu nồi cháo thịt; đem một cây củi cho bếp, dù chỉ là hành động nhỏ, nhưng nó lại thể hiện tình yêu thương, sẻ chia.

Có ai nghĩ được rằng một cây củi đơn sơ như vậy lại có thể góp thêm được chút công cho bữa ăn dinh dưỡng hằng tuần của mọi người. Vậy mới thấy, nếu không mở rộng lòng mình ra, thì làm sao có thể thấy và làm được những việc tưởng chừng như không thể như vậy.

Đặc biệt, trong Mùa Chay này, tôi ước mong những công việc tưởng chừng như đơn giản như thế sẽ được nhân rộng ra, để những nơi đang còn thiếu thốn sẽ bớt đi được khó khăn phần nào; nhất là các bé, các em nhỏ sẽ có thêm được niềm tin và niềm vui trong cuộc sống khó khăn nơi núi rừng của các em.

THONGBAHNAR

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Ghé thăm tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng một ngày tháng 11, trong bầu khí tĩnh lặng và tưởng niệm, khi nhìn thấy các sơ thay phiên nhau ra phía khu Đất Thánh để đọc kinh, tôi cũng xin được đi cùng.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?
Nhân lên những nghĩa tình…
Nhân lên những nghĩa tình…
Bây giờ, ở các tuyến phố đông đúc, hình ảnh những bình nước lọc, trà đá với bảng: “Nước uống miễn phí” không còn xa lạ nữa. Có nhiều nơi, chủ nhà chỉ kê chỗ đơn sơ, không ghi gì.
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Ghé thăm tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng một ngày tháng 11, trong bầu khí tĩnh lặng và tưởng niệm, khi nhìn thấy các sơ thay phiên nhau ra phía khu Đất Thánh để đọc kinh, tôi cũng xin được đi cùng.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?
Nhân lên những nghĩa tình…
Nhân lên những nghĩa tình…
Bây giờ, ở các tuyến phố đông đúc, hình ảnh những bình nước lọc, trà đá với bảng: “Nước uống miễn phí” không còn xa lạ nữa. Có nhiều nơi, chủ nhà chỉ kê chỗ đơn sơ, không ghi gì.
Đào tạo người trẻ từ giáo xứ nhà
Đào tạo người trẻ từ giáo xứ nhà
Những giáo dân trẻ từ miền quê chuyển đến thành phố học tập và làm việc. Đây là thực trạng khá phổ biến ở Việt Nam từ nhiều năm nay.
Thắp hương trước linh cữu và bàn thờ Phật
Thắp hương trước linh cữu và bàn thờ Phật
Khi người Công giáo đến viếng đám tang của bạn bè, thân hữu... khác tôn giáo vẫn thường niệm hương, vái nhang trước linh cữu người quá cố.
Cắm hoa nhà thờ
Cắm hoa nhà thờ
Sáng thứ Bảy, chị cắt mấy cành hoa hồng vừa chớm nở, loại lớn nhất gom thành một bó. Chị lấy giấy báo cũ, nhẹ nhàng gói lại vì sợ hoa dập
Ðưa sách nhà đạo về giáo xứ vùng quê
Ðưa sách nhà đạo về giáo xứ vùng quê
Sẽ là một nhận định sai thực tế khi nói sách nhà đạo hiện nay ít. Rảo một vòng các nhà sách Công giáo tại TPHCM như Đức Bà Hòa Bình, Chí Hòa, Kỳ Đồng…, sẽ thấy sự đa dạng của các đầu sách.
Ðể thiếu nhi  không ngán học giáo lý
Ðể thiếu nhi không ngán học giáo lý
Những ngày trong tuần, thiếu nhi đến trường với thời khóa biểu dày đặc. Vừa về tới nhà, ăn uống qua loa, nhiều em còn được cha mẹ gởi đến các trung tâm Anh ngữ hoặc học đàn, tập bơi, học võ…
Từ những giờ kinh chung…
Từ những giờ kinh chung…
Tháng Mười, bổn đạo thường gọi là tháng Mân Côi, một cách vắn tắt như thế để chỉ về việc sùng kính Mẹ Maria. Các xứ đạo miền quê cho đến ngày nay vẫn giữ truyền thống đọc kinh liên gia, đặc biệt trong tháng này.