“Ăn ký ức”

Người quê lên thành thị, sang tỉnh khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, thường nhung nhớ những món ăn điạ phương nơi mình sinh ra và lớn lên. Có người đôi lúc công tác xa, trở lại quê nhà, vội tìm ngay món ăn, thức uống quen thuộc. Khi ẩm thực đã được nâng lên tầm văn hóa, thì không chỉ đơn thuần là chuyện nhớ thương mà còn là cả niềm tự hào về đặc sản của quê hương xứ sở.

Ông Trần Lâm, 57 tuổi - một Việt kiều sống hơn 30 năm tại New York - Mỹ, lần đầu về thăm lại TPHCM đã thốt lên: “Lúc này người ta còn bán bánh tráng kẹo mạch nha không? Hồi trước tôi rất ghiền món này nhưng gia đình nghèo quá, lâu lâu mới có tiền ăn thôi”. Theo lời ông kể, nhiều lúc vẫn tưởng tượng được cắn miếng bánh tráng mềm trên có phủ lớp mạch nha cùng một nhúm dừa sợi. Chao ôi, vị ngọt mạch nha, vị thơm của từng miếng bánh tráng mỏng manh tan trong miệng, hòa với những sợi dừa beo béo, lành lạnh… Và người Việt kiều này cam đoan đi khắp thế giới, ông không thấy món ăn vặt nào ngon như bánh tráng kẹo mạch nha ngày trước.

Hinh bai Nhung mon an que huong.jpg (760 KB)

Không ít người cũng đồng cảm với ông Lâm, nhớ về món ăn mình từng thích nhất ở tuổi thơ. Một cảm giác thật khó tả khi đã lớn và rời xa quê hương, hay lâu rồi không bắt gặp lại món ăn một thời. Nỗi niềm này cũng là của bà Nguyễn Thị Mỹ, 74 tuổi, hiện sống tại Sydney - Úc. Năm 1974, bà Mỹ nhận học bổng sang Úc du học. Sau hơn 50 năm học và làm việc xứ người, bà về thăm quê hương, rủ cô em đi ăn hột vịt lộn, món ăn bà mê nhất lúc còn trẻ mà khi qua Úc, không hề thấy. Được dịp ăn lại món này trong lúc đi chợ cùng em gái, bà Mỹ thấy vô cùng ngon miệng và thưởng thức mấy trứng liền lúc.

Người ta có thể bằng lòng với cuộc sống hiện tại nơi xứ người: việc tốt, lương cao, mức sống cao, điều kiện sống tốt, môi trường trong lành… Nhưng có một điều chắc chắn khi rời quê hương Việt Nam, nhiều người không bao giờ quên những món ăn, thức uống đã giúp họ lớn lên cùng bao ký ức đẹp. Ngay thế hệ sinh ra tại nước ngoài, một lần theo ba mẹ đến khu ẩm thực Việt, sẽ không bao giờ quên hương vị quê cha đất tổ mà thế hệ trước đã giới thiệu. Chị Diana Nguyen, 30 tuổi, một người Mỹ gốc Việt ngụ tại California, từ nhỏ vẫn thường được ba mẹ đưa đến khu chợ Phước Lộc Thọ ăn uống mỗi dịp lễ Tết. Nơi đây, người ta bán những món ăn truyền thống Việt Nam như các loại chè, bánh ít, bánh tét, bánh chuối nước dừa hay các món mặn như phở, chả giò, bánh xèo, bún bò cùng các món ăn vặt như chuối nấu, khoai lang luộc, khoai mì hấp nước dừa… Những người Việt ở Mỹ dù không biết nhau, vẫn cùng ngồi ăn uống và nhớ về ngày xưa, một thời tuổi thơ cùng lớn lên với những món ăn thức uống nơi quê nhà. Cảm xúc này đã lan sang thế hệ con cháu họ, những người sinh ra, lớn lên tại Mỹ như chị Diana Nguyen. Còn ông Vũ Tuấn, 65 tuổi, sống tại một tiểu bang khác lại cho biết, nhiều lần lái xe qua hàng chục cây số chỉ để ăn một tô phở Việt Nam, dù chỉ có khoảng 80% hương vị so với phở tại quê hương. Nhưng, “ăn cho đỡ thèm”, ông nói thế.

Tôi chỉ du lịch vài ngày tại nước ngoài, thời gian không nhiều để nhớ đau đáu một món ăn nào đó. Thế nhưng, mỗi sáng thức dậy ở một nơi thật xa Sài Gòn, mình cứ nhớ làm sao ly cà phê phin độc đáo hương vị Việt hòa cùng sữa đặc. Nhớ cả cái cách pha khi múc vài muỗng bột cà phê vào phin và từng giọt rơi chậm rãi trên lớp sữa đặc. Sau đó quậy lên, vị thơm đắng của cà phê hòa với hương thơm từ sữa… làm người uống tỉnh táo, sẵn sàng cho một ngày mới với tâm trạng vui vẻ, sảng khoái.

Khi việc ăn uống gắn với phong tục tập quán, lịch sử, đặc trưng vùng miền, quốc gia… thì cho ta khái niệm gọi là văn hóa ẩm thực. Và những thứ thuộc về cội nguồn, đến một lúc sẽ trở thành “di sản”. Những món ăn, thức uống quen thuộc, nhiều kỷ niệm… luôn khó quên trong tâm thức nhiều người, dù đi tận nơi đâu, sống chỗ nào.

NGUYỄN NGỌC HÀ

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...