Chúa giáng hạ trong tâm hồn

30 năm trôi qua rồi, tôi vẫn nhớ mãi một kỷ niệm ngày nào. Đó là năm 1985, đoàn bác sĩ chúng tôi về tăng cường cho các Bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Minh Hải (nay tách thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau). Ngày ấy, chuyện “kỳ thị”, “phân biệt vùng miền” gần như là “đặc sản” của vùng Đất Mũi. Một vị Phó chủ tịch tỉnh phụ trách khối văn xã dặn dò trước: “Mấy chú trên trển nhận định: sự kỳ thị là rào cản cho tình đoàn kết, sức mạnh và sự phát triển của tỉnh nhà. Cần nhiều thời gian để nâng cao dân trí lên. Nếu có gì “đụng chạm” trong công tác và sinh hoạt, các bác sĩ đừng có buồn, heng!”.

Một ngày gần cuối năm, cô đồng nghiệp công tác ở Vĩnh Lợi rủ chúng tôi xuống “ruộng” dự lễ Giáng Sinh với xóm đạo cách Bệnh viện huyện chừng chục cây số. Dọc con lộ, hai bên đường nhà nào nhà nấy treo ngôi sao trên cửa, xén hàng rào bông bụt cho gọn ghẽ như cô gái tỉa sơ cặp chân mày. Chẳng phải hỏi đường tới nhà thờ, chúng tôi chỉ cần theo chân từng tốp người khắp xóm ấp đang đổ về dự lễ. Thời bao cấp, khi viên chức nhà nước chân xỏ tông Lào, đi dép lê, mặc áo “đuôi tôm, vạt bầu” bỏ ngoài quần, cả cơ quan kiếm đỏ con mắt không thấy ai mang đôi giày, thì việc tất cả phụ nữ đến dự lễ đều mặc áo dài, đàn ông con trai diện sơ mi trắng đóng thùng tươm tất, con nít tóc tai gọn gàng... quả là sự lạ với chúng tôi. Nổi bật trên khoảng sân đất bằng phẳng trước nhà xứ, khung cảnh hang đá lung linh giữa trời đêm tạo nên một không gian thật ấm cúng. Trong lúc chúng tôi còn đang lóng ngóng giữa chỗ lạ, vài người tiến lại gần tươi cười chào rồi mời vào chỗ ngồi trong nhà thờ, con nít lên ngồi sát Cung thánh, rồi đến người già, mọi người chia ra ngồi ngay ngắn trật tự “nam tả, nữ hữu”.

Trước thánh lễ, cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ để cung nghinh tượng Chúa Giêsu Hài Đồng trong tiếng chuông sinh nhật và những bài thánh ca dẫn vào buổi lễ đầy sốt sắng. Chúng tôi ngây người trong cảm giác hân hoan và phút chốc, mọi bỡ ngỡ ngại ngần biến mất, nhường chỗ cho sự xúc động. Thánh lễ canh thức Giáng Sinh do cha quản xứ chủ tế trở nên ý nghĩa, sâu sắc hơn qua bài giảng rất thực tế sống động về lịch sử của ngày lễ Giáng Sinh, nhắc nhở mọi người phải biết sống yêu thương nhau và quý trọng sự sống - một món quà vô cùng quý giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người nơi trần gian này.

Tan lễ, cộng đoàn cầm nến sáng rước kiệu Chúa Hài Đồng từ Cung thánh đi vòng quanh nhà thờ. Bước chân trên con đường trải cỏ héo còn ngai ngái, dưới ánh đuốc bập bùng có vẻ đẹp hoang sơ, tôi cảm thấy lòng bâng khuâng không thể tả. Thì ra từ tuần trước, bà con đã cắt cỏ lác về xếp hết lớp này đến lớp kia trên những con đường trong xóm quanh nhà thờ. Rồi những cọc nhọn bằng cây đước được thanh niên trai tráng cắm đều đặn ven đường, trên có vỏ lon sữa quấn giẻ nhúng dầu tràm giờ được đốt lên trong đêm. Những bài thánh ca cất vang với sự chuẩn bị rất công phu và sự góp mặt của đông đảo các ca viên, từ trẻ nhỏ đến người lớn, từ người khá giả sang trọng đến những người dân chài với đôi tay thô sần, ai nấy đều “diễn xuất” hết khả năng của mình. Một đồng nghiệp của tôi, người bước ra từ nhiều cuộc thi văn nghệ, đã phải thốt lên thán phục: “Không thua gì các dàn hợp xướng trên sân khấu của Trường Đại học Y!”. Những người dân quê kiệu Chúa Hài Đồng trên vai và đoàn người như muốn đem Ngài đi khắp nơi để đánh tan những bóng tối kỳ thị, chia rẽ, ích kỷ... đang bao phủ thế giới. Sau khi đặt tượng Chúa Hài Đồng vào máng cỏ, cộng đoàn chắp tay hát vang bài “Hang Bêlem”.

Mọi người vây quanh hang đá tươi cười chào nhau: “Giáng Sinh vui vẻ”, “Mừng Chúa Giáng Sinh”... Vài người đứng kế bên thân mật hỏi chuyện chúng tôi như đón người thân về thăm nhà trong dịp Tết cổ truyền, chẳng còn lương hay giáo, Bắc hay Nam, giàu hay nghèo, quê hay tỉnh, dân địa phương hay nhập cư... Mọi kỳ thị xếp qua một bên nhường chỗ cho niềm hân hoan mừng rỡ chào đón Chúa. Người bạn đi cùng rưng rưng nói, lòng cô ấy giờ đây như có một hang đá nhỏ, đang nhen lên bếp lửa ấm áp và mảnh đất dưới chân trở nên thân thuộc như nơi chôn rau cắt rốn. Tôi chợt hiểu ra: đâu chỉ có các linh mục mới ban bình an cho chúng ta, mà mỗi người vẫn có thể đem bình an đến cho người khác đấy chứ!

Có phải khi ta yêu ai là Chúa đã giáng hạ trong tâm hồn?

Ths – Bs LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Bầu trời kỷ niệm  khi đi lễ cùng gia đình
Bầu trời kỷ niệm khi đi lễ cùng gia đình
“Mùa tím” về, chợt nghe ai đó hỏi “Bao lâu rồi bạn chưa đi lễ cùng gia đình?”, những ký ức xưa cũ, những khoảnh khắc bị lãng quên bây giờ ùa về, để rồi nhìn lại sự ấm áp khi cùng ông bà, cha mẹ... đi lễ.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.