Chuyện đi học hè của các bé

Con nghỉ hè, nhưng ba mẹ bận rộn với công việc, ở nhà không có người trông, nên nhiều gia đình đành phải gởi các bé đến lớp cho giáo viên. Thế nên mùa hè vẫn là mùa đi học của không ít trẻ.

Hinh bai Chuyen di hoc he cua cac be.jpg (391 KB)

Như mọi ngày, tầm khoảng 6g30 sáng, thay vì được ngủ nướng dịp hè thì con trai chị Nguyễn Thị Hoa Dương (Bình Dương) lại chuẩn bị sách vở, quần áo để đến lớp học thêm và cho mẹ kịp đến cơ quan làm việc. Lịch học này sẽ kéo dài hết mùa hè, bắt đầu từ tháng 6 cho tới khi vào năm học mới. “Công việc của cả hai vợ chồng mình đều làm từ thứ Hai đến hết thứ Bảy. Con nghỉ hè mà mình có được nghỉ đâu! Vậy nên phải nhờ cậy cô giáo gần nhà để hai vợ chồng còn an tâm đi làm. Bé ở nhà một mình thì không an tâm, mà gởi nhờ hàng xóm thì cũng chỉ một, hai hôm thôi, ai đâu mà giữ hoài cho mình được”, chị Dương giãi bày. Dù vậy, học hè cũng có khác. Người mẹ cho biết thêm, con chị năm học tới bước vào lớp 3, nên ngay khi vào hè, chị đã chật vật tìm chỗ học cho con, vì phải kiếm chỗ nào vừa học vừa chơi và bé có thể ở lại đó tới chiều, đến khi ba mẹ đi làm về sẽ tới đón. Ở đây, bé nhà chị tự vở ra tập viết và chơi với các em nhỏ hơn.

Trường hợp của chị Nguyễn Vy Oanh (Q. Bình Thạnh, TPHCM) thì có khác, trước thời điểm nghỉ hè, chị đã liên hệ nhờ một cô giáo hưu trí dạy tiểu học gần nhà giúp đỡ. Thuận lợi hơn nữa là cô cũng có một bạn đăng ký như con mình, nên con được học cùng bạn đồng trang lứa, được ôn tập lại kiến thức trong năm, được rèn chữ, lại đảm bảo ăn uống, giờ giấc ngủ nghỉ. “Tôi không đặt nặng việc con phải đạt được lượng kiến thức nhất định như trong năm học. Ở lớp này, con được chơi nhiều hơn học. Việc học cũng chỉ là ôn tập lại bài vở, không quá căng thẳng để khiến con áp lực”, người mẹ trẻ nói.

Từ đầu mùa hè, chị Hồng Thu Minh (TP Thủ Đức) đã đăng ký khóa bán trú hè cho con tại Nhà Thiếu nhi. Đây là lớp bán trú kỹ năng mà bà mẹ này thấy phù hợp và mức học phí cũng phải chăng, như lời chị: “Tham khảo chương trình của Nhà Thiếu nhi, tôi thấy có các nội dung như rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân, học 4 môn năng khiếu. Việc ôn luyện các môn văn hóa chủ yếu để con không quên kiến thức. Tôi thấy được nên đã sớm đăng ký cho cháu học”.

Cũng chọn cho con học bán trú hè ở một trung tâm, chị Hoàng Anh (Q.3, TPHCM) cho hay, con chị đi học về rất vui, được học toán tư duy, tiếng Anh, rèn chữ, học bơi, tập làm bánh… Chương trình học của trung tâm còn hướng đến việc dạy trẻ về đạo hiếu, giữ nề nếp trong gia đình, cách cư xử ngoài xã hội, rất bổ ích. Theo chị Hoàng Anh thì:“Mùa hè, cho cháu đến lớp như vậy để có chỗ vừa học vừa chơi, có thêm bạn bè, cha mẹ yên tâm hơn là nhốt con ở nhà”.

Ở những thành phố lớn, nhu cầu gởi con trẻ trong dịp hè rất cao vì cha mẹ bận rộn đi làm, không thể ở nhà với con, càng không thể đưa con đến chỗ làm mỗi ngày. Trước nhu cầu này, một số giáo viên bậc mầm non, tiểu học… đã nhận “kèm” các trẻ theo nhóm nhỏ. Theo những bậc phụ huynh đã trải nghiệm, trước khi gởi con, cha mẹ nên lưu ý các tiêu chí để tìm người phù hợp, nhất là với con còn nhỏ tuổi; nên cân nhắc chọn giáo viên uy tín, có kinh nghiệm chăm sóc, dạy trẻ; ngoài ra, cũng cần hỏi kỹ các cô về việc ăn uống và những hoạt động mà bé sẽ được tham gia trong thời gian tới lớp hoặc tới nhà cô… Thống nhất một cách rõ ràng các yêu cầu như vậy khi gởi con sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn, giáo viên cũng nắm rõ mong muốn của cha mẹ để có cách chăm trẻ phù hợp nhất.

VÕ HỒNG TUẤN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.
Bữa cơm nghèo ở quê
Bữa cơm nghèo ở quê
Dù ở đâu, bữa cơm nghèo cũng đạm bạc, nhưng nơi làng quê xa chợ búa, cái nghèo lại mang một màu sắc rất riêng.
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Vì vậy, một nửa sự thật không phải lúc nào cũng xấu.
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Hồi nhỏ tôi ở với ngoại, nhà ngoại ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), lội qua con rạch Bờ Ao là tới được Long Xuyên. Hồi ấy, con đường mòn trước nhà, kế bờ sông, cứ đi mấy trăm mét mới thấy lác đác hai ba mái chòi lụp xụp,...
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Là loại trái cây quen thuộc trong gia đình người Việt, bưởi rất được ưa chuộng khi ăn tươi trực tiếp, hay chế biến thành các món ăn.