Chuyện làm thêm ngày Tết của người trẻ

VÕ HỒNG TUẤN

Có khá nhiều bạn trẻ đã chấp nhận đón Tết theo cách riêng của mình: Với một tuần ngắn ngủi, họ đã tích cực tìm việc làm thêm để bỏ túi một khoản thu nhập.

Vừa kiếm tiền…

Nguyễn Ánh Dương (lớp 12A3 trường THPT Phan Liêm, Ba Tri, Bến Tre) đã có thâm niên 7 năm trong việc kiếm tiền vào dịp Tết. Sau thời gian thi học kỳ 1, Dương cùng các bạn trong xóm tụ tập lại với nhau để rèn luyện các động tác cho đội lân của mình. Người đánh trống, người lo chuẩn bị trang phục biểu diễn. Tuy rất vất vả nhưng sau ba ngày Tết, số tiền mà cả nhóm kiếm được có khi bằng cả một năm đi làm thêm của mỗi người. “Mỗi năm em phải thay mới toàn bộ các động tác của lân, cả nhóm thường lên các trang mạng để học hỏi, nghiên cứu và chọn lựa những động tác hay để học theo, nếu không sẽ khó cạnh tranh nổi các đội lân khác trong Tết”, Dương chia sẻ.

Niềm vui của Ánh Dương và bạn cùng nhóm khi chuẩn bị cho việc múa lân ngày Tết

Bán hoa Tết và trái cây là phương thức kinh doanh của đôi bạn trẻ Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Phương Dung (sinh viên trường đại học KHXH&NV TPHCM). Gần 6 tháng đi làm thêm, hai cô bạn này đã mạnh tay chi vốn cho việc mua hoa quả để bán trong dịp Tết. “Đây là lúc mà hầu như ai cũng mua sắm bày biện trong nhà, tuy nhiên chúng mình cũng bán với mức giá vừa phải để vừa có lời mà cũng tiêu thụ được số lượng nhiều”, Thu Hà cho biết. Có phần hơi buồn vì không được về quê đón Tết sớm như bao bạn bè khác nhưng với Hà và Dung, đây là thời khắc dễ kiếm tiền. Với khoản thu nhập ấy, hai bạn trẻ này vừa trang trải cho việc học vừa có thể thực hiện được nhiều dự định của mình. “Năm nay tôi và Hà có thể đăng ký khóa học tiếng Anh giao tiếp và cũng sắm thêm được vài bộ quần áo mới bằng chính tiền lãi kinh doanh của mình”, Dung cười tươi khoe.

Việc bán thức ăn nhanh ngày Tết đã mang lại cho Trịnh Anh Tú (Bến Lức, Long An) một khoảng thu nhập “khủng” chỉ trong 4 ngày. Thay vì bán thức ăn tại các tụ điểm như chợ, công viên thì Tú đã đăng ký gian hàng tại khu hội chợ của huyện. Tại đây, quán ẩm thực khá ít mà lại đông người tụ tập đến chơi nên Tú đã bán rất chạy. Với số vốn chỉ 1 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu ban đầu, cậu bạn trẻ này đã thu về gần 15 triệu đồng trong dịp Tết. “Đây là số tiền đầu tiên mà mình có được từ việc kinh doanh thức ăn nhanh. Vui vì vừa kiếm lời vừa học hỏi được kinh nghiệm buôn bán. Mình đã mua được chiếc laptop như mơ ước từ khoản tiền này”, Tú hào hứng khoe.

Vừa học hỏi kinh nghiệm

Với các bạn trẻ này, ngoài khoản thu nhập, việc làm thêm theo thời vụ như thế còn giúp họ có những trải nghiệm mới, là dịp để trau dồi nghị lực, sự kiên nhẫn và tinh thần chịu thương chịu khó...

Trịnh Anh Tú cười vui trong lúc làm việc

Bán thức ăn nhanh ngay tại hội chợ là điều không dễ dàng như Tú nghĩ ban đầu. Với lượng người đông, chỉ một mình Tú vừa chiên, vừa xào thức ăn, rồi lại thu tiền, nhớ món ăn khách gọi để làm theo ý họ là chuyện vô cùng vất vả. Nhiều vị khách cũng tỏ ra khó chịu và cáu giận, thậm chí là to tiếng vì phải đợi lâu. “Có những tình huống mình phải cố gắng nhẹ nhàng, vừa xin lỗi vừa cảm ơn để chiều lòng khách. Sau vài ngày, cái tính cộc cằn, nóng nảy của mình cũng được kiềm chế”, Tú thổ lộ.

Còn đối với Hà và Dung, vốn đều là những cô tiểu thư có gia cảnh khá giả, ở lại ngày Tết không về với gia đình ban đầu cũng bị ba mẹ la, nhưng rồi sau khi nghe các con giải thích, phụ huynh của hai cô sinh viên này đã thấu hiểu và chấp nhận. “Ba mình năm nào cũng điệp khúc - nhà mình đâu có thiếu tiền để cho con phải đi làm thêm vào những ngày này, về với gia đình cho ấm cúng con à!”, Hà kể. Nhưng chính ước muốn được trải nghiệm cuộc sống đã giúp hai cô bạn trẻ thuyết phục được gia đình. Dung tâm sự: “Khi tự làm ra đồng tiền bằng chính sức lao động của mình, chúng mình biết tằn tiện và chắt chiu hơn, không xài tiền vô tội vạ như trước đây”.

Điều đáng quý mà Dương cùng nhóm thu lại được chính là tình đồng đội, ngoài ra họ còn tập được tính tỉ mỉ, biết tập trung. Yêu cầu bắt buộc của đội lân là phải biểu diễn làm sao vừa linh động, vừa nhẹ nhàng. Chính điều này cũng giúp các bạn trẻ thêm sự sáng tạo, kiên nhẫn. “Quá trình tập luyện đã cho cả nhóm nhiều bài học, có được những kỹ năng sống rất phong phú…”, Dương cho biết. Những ngày Tết nhộn nhịp đã qua đi, nhưng với nhóm của Dương, tiếng trống lân và từng điệu múa nhịp nhàng vẫn đọng lại như một kỷ niệm Xuân đẹp.

VÕ HỒNG TUẤN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bất hòa trong việc dạy con
Bất hòa trong việc dạy con
Mâu thuẫn trong cách dạy con là một trong những nguyên nhân dễ gây bất hòa giữa hai vợ chồng. Nói cho cùng, tất cả cũng xuất phát từ ý thức thương con, muốn cho con nên người, nhưng không phải ai cũng như ai khi dạy dỗ con. Nhiều...
Mau lớn, chậm trưởng thành
Mau lớn, chậm trưởng thành
Nhiều bạn nhỏ ngày nay không chỉ mau lớn về thể chất, mà còn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, hiểu rõ “quyền lợi” của mình, nhận thức được vị thế của bản thân trong gia đình.
Quan tâm:  Phải dạy con mới biết!
Quan tâm: Phải dạy con mới biết!
Chị đồng nghiệp than thở, trẻ con bây giờ sao vô tâm quá. Hình như chúng coi việc được cha mẹ phục vụ là đương nhiên, thậm chí muốn con uống sữa thì phải… năn nỉ, “nhờ” chúng mới xong.
Bún xào nghệ ấm lòng ngày chớm lạnh
Bún xào nghệ ấm lòng ngày chớm lạnh
Khỏe không con, bữa nay ít gọi cho mẹ thế? Con bị ho hai tuần nay không hết. Dạo này gần cuối năm công việc bận rộn quá mẹ ạ! Để mẹ lên thăm con một chuyến, mẹ làm món bún xào nghệ ăn vài bữa chắc sẽ đỡ ho…
Những kẻ lesor
Những kẻ lesor
Vào một số hội nhóm của phụ nữ trên mạng, sẽ bắt gặp vài từ khó hiểu như “incel”, “lesor” khi chị em kể xấu đàn ông. Trong tiếng Anh, incel là từ ghép của cụm từ “involuntary celibate” (độc thân không tự nguyện).
Mong con lan tỏa điều tích cực
Mong con lan tỏa điều tích cực
Tối nào cũng vậy, sau khi đánh răng rửa mặt, đọc kinh tạ ơn một ngày đã qua, thì tới tiết mục câu hỏi hoặc kể một câu chuyện để các con có giấc ngủ ngon. Mấy hôm nay, thời tiết giao mùa nên se lạnh làm nhiều người bị...