Công đồng Vaticanô II và những đổi thay trong thánh lễ (P5)

TÓM LƯỢC

Thánh lễ là một biến cố tương tự như biến cố Bữa tiệc cuối cùng mà Chúa Giêsu đã cử hành với các môn đệ của Ngài. Giáo hội khẳng định trong Công đồng Vaticanô II và tái xác nhận trong sách Giáo lý Công giáo rằng:

Trong Bữa tiệc sau hết, đêm bị nộp, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình Máu Người, để nhờ đó Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thách cho Hiền Thê yêu quý của Người là Giáo hội việc tưởng nhớ cái Chết và sự Sống lại của Người... (PV 47; GLCG 1323).

Ở đây, Giáo hội thừa nhận nguồn gốc của thánh lễ được tìm thấy trong bữa Tiệc Ly cho dù chúng không trùng khớp với nhau về mọi chi tiết. Theo lệnh truyền của Chúa Giê-su trong bữa Tiệc Ly “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, các tông đồ đã tổ chức Giáo Hội quanh việc “Bẻ bánh và cầu nguyện” (x. Cv 2,42). Các ngài cử hành một bữa ăn trọng thể, thánh hiến cùng những yếu tố là bánh và rượu như Chúa Giêsu đã làm trong bữa Tiệc Ly. Theo lời của thánh Giuttinô, chỉ trong vòng 50 năm sau cái chết của vị tông đồ cuối cùng, thánh lễ đã được cử hành khắp các dân tộc trên mặt đất.[1]

Các tác giả đầu tiên bàn luận về thánh lễ như một chủ đề lớn trong các tác phẩm của họ là thánh Clêmentê thành Rôma (thế kỷ I) và thánh Inhaxiô thành Antiôkia (thế kỷ I-II). Các ngài đều cho biết thánh lễ bấy giờ đã được tổ chức một cách chặt chẽ. Hơn nữa, thánh lễ gần như giống nhau ở khắp nơi. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ II, ngôn ngữ trong cử hành phụng vụ đã thay đổi: ngoài tiếng Hy Lạp, thánh lễ còn được cử hành bằng những ngôn ngữ khác nữa là Latinh, Syria và Côptic cũng như đi theo theo những tập tục khác nhau của từng địa phương. Những nền văn hóa khác nhau đã làm phong phú thêm cho phụng tự của Hội Thánh bằng những truyền thống khác biệt về thơ ca, âm nhạc và nghệ thuật. Bởi thế, trong thiên niên kỷ thứ I của Kitô giáo, Hội Thánh đã phát triển một số các “Gia đình Phụng vụ” hay “Nghi điển Phụng vụ”. Phụng vụ Nghi điển Latinh tồn tại và phát triển trong Giáo hội Tây phương với trung tâm là Rôma và lan truyền từ đó ra toàn thế giới Tây phương như Ý, bắc Phi và những vùng đất ngày nay nằm trong lãnh thổ của Pháp và Tây Ban Nha. Dần dần, phụng tự tại Tây phương bị Latinh hóa. Đến cuối thế kỷ IV, sự thay đổi theo hướng Latinh hóa hầu như đã hoàn tất. Nghi điển Latinh đó khác biệt hẳn với nghi điển trong Giáo hội Công giáo Đông phương. Thế kỷ VI - VII là thời kỳ ảnh hưởng của Byzantine bao trùm lên thành phố Rôma thông qua việc di dân của những Kitô hữu nói tiếng Hy Lạp. Khi họ nhập cư vào Rôma và những miền xung quanh nhằm tìm kiếm việc làm và giao dịch thương mại thì cũng đồng thời đem vào đó những tập tục phụng tự của mình. Một số trong những tập tục phụng tự ấy đã len lỏi vào trong nghi lễ Rôma.

Đến thời của Đức Grêgôriô Cả (590-604), ngài đã tiến hành một cuộc cải cách phụng vụ mạnh mẽ như cho hiệu đính lại các bản văn phụng vụ, sắp xếp lại vị trí của chúng trong các nghi lễ và tiêu chuẩn hóa các nghi thức trong Giáo hội Latinh.

Các sách phụng vụ thời xưa được soạn thảo và thường được sao chép bằng tay, nhất là bởi các tu sĩ trong các đan viện. Vì thế, mức độ tiến triển rất chậm chạm và thường xảy ra tình trạng “tam sao thất bổn”. Dù sao, các đan viện vẫn trở thành những trung tâm hữu ích và tuyệt vời của phụng vụ thời Trung cổ. Suốt thời kỳ này, đã có một phong trào nổi lên hướng đến việc tiêu chuẩn hóa nghi thức cử hành thánh lễ nhằm thống nhất cử hành phụng vụ ở khắp nơi, đặc biệt tại các quốc gia Âu châu. Thế nhưng, cuộc cải cách của anh em Thệ phản lại đi theo một chiều hướng khác, họ lấy các bản văn phụng vụ cổ xưa rồi sửa lại các nghi thức cho phù hợp với tư duy thần học của mình. Bởi vậy, Hội Thánh thấy cần phải sớm thống nhất phụng vụ bao nhiêu có thể. Đó là lý do cuốn Sách Lễ Rôma của Đức Piô V ra đời (năm 1570) theo định hướng của Công đồng Trentô. Sách Lễ này tiếp tục được chỉnh sửa qua 4 thế kỷ tiếp theo nhưng vẫn được giữ nguyên những phần chính yếu. Tuy nhiên, những cuốn sách ra đời trong thời kỳ này như Sách Nguyện Rôma (1568), Sách Lễ (1570), Sách Giáo hoàng (1596) và Sách Nghi Lễ (1614) đã khởi đầu cho một thời kỳ mà T. Klauser gọi là “sự thống nhất khô cứng” và “chủ nghĩa chữ đỏ”. Đây cũng là thời đại của Bộ Nghi lễ mới được thành lập năm 1588. Nhờ nghệ thuật, âm nhạc và phẩm phục, thời kỳ Barôc làm cho thánh lễ trở nên huy hoàng để xem và nghe. Giảng và Rước lễ bị đưa ra khỏi thánh lễ; thánh lễ tập trung chủ yếu vào lúc truyền phép; trưng bày Mình Thánh và Phép lành Thánh Thể là việc sùng kính phổ biến. Biểu tượng của thời kỳ Barôc chính là Mặt Nhật và các cuộc rước Mình Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi) hơn là thánh lễ, đồng thời nở rộ các chặng đàng Thánh giá, lần hạt Mân côi và sùng kính Thánh Tâm Chúa.

Đến đầu thế kỷ XX, Đức Giáo hoàng Piô X đã khuyến khích phát triển một “phong trào phụng vụ”. Ngài thúc bách hàng giáo sĩ phải cẩn thận khi cử hành lễ bằng tiếng Latinh. Ngài đặc biệt quan tâm đến thánh nhạc và thánh ca, cổ võ các tín hữu rước lễ thường xuyên hơn khi tham dự Thánh Lễ, một điều vốn đã bị mai một ở nhiều nơi.

Với sự xuất hiện và hoạt động của Dom P. Guéranger (Pháp) và Dom L. Beaudin vào năm 1909; viện phụ I. Herwegen và Dom O. Casel tại Đức trong những năm 1920; thành lập Trung tâm Mục vụ Phụng vụ tại Pháp năm 1940 cùng với việc xuất bản tạp chí định kỳ La Maison - Dieu, phong trào phụng vụ hiện đại lớn mạnh, vượt biên giới ra khỏi lục địa Âu châu và có tầm ảnh hưởng suốt thế kỷ XX, đặc biệt chúng tác động mạnh đến các công trình của Công đồng Vaticanô II (1962-1965). Trong Công đồng mục vụ này, các nghị phụ đã tiếp bước đường hướng của Đức Piô X trong việc tìm kiếm những cách thức mới mẻ giúp cho các tín hữu tham dự vào cử hành phụng vụ một cách “tích cực, ý thức và trọn vẹn hơn” (PV 14). Để được như vậy, Công đồng khuyến khích chuyển dịch thánh lễ sang tiếng bản xứ và kêu gọi cải cách Sách Lễ Misa. Nhờ vậy, Đức Phaolô VI đã ban hành Sách Lễ mới vào năm 1969. Cuốn Sách Lễ này khác biệt một cách đáng kể so với những Sách Lễ trước đây. Chẳng hạn thêm nhiều Kinh nguyện Thánh Thể mới thay vì chỉ có duy nhất một Lễ quy đã tồn tại cả ngàn năm qua. Đến năm 1975, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích công bố ấn bản mẫu thứ II của Sách Lễ Rôma. Gần đây nhất, ấn bản mẫu thứ III của Sách Lễ Rôma mới ra đời năm 2002 mà nhẽ ra đã phải được xuất bản từ đầu năm 2000.[2] So với ấn bản mẫu thứ II, bản mới lần này) không có gì khác biệt lớn mà chỉ là bổ sung đôi chút.

(HẾT)

Lm Giuse Phạm Đình Ái - Dòng Thánh Thể

_____________________________________________

1 Donald Wuerl - Mike Aquilina, The Mass: The Glory, The Mystery, The Traditio (NY, USA: Doubleday, 2011), 34-35.

2 Dennis C. Smorlarki, sj, op. cit., 27.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tô mì bác ái
Tô mì bác ái
Gia đình Tông đồ Đội trưởng, giáo xứ Thanh Đa, TGP TPHCM đã khởi động chương trình “Tô mì bác ái” (0 đồng) tại khuôn viên xứ đạo.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Tô mì bác ái
Tô mì bác ái
Gia đình Tông đồ Đội trưởng, giáo xứ Thanh Đa, TGP TPHCM đã khởi động chương trình “Tô mì bác ái” (0 đồng) tại khuôn viên xứ đạo.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, sáng ngày 28.11.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện.
Hướng về ngày Chúa đến
Hướng về ngày Chúa đến
 Mùa Vọng lại về. Tại nhiều nhà thờ trong thành phố, giáo dân đã tham gia dựng hang đá ngay từ những ngày cuối tháng 11. Nhiều chương trình mục vụ Mùa Vọng như tĩnh tâm cho các giới, các chiến dịch bác ái Mùa Vọng…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Một nhóm kịch độc đáo
Một nhóm kịch độc đáo
Trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ TGP TPHCM 2024, nhóm Ca kịch Công giáo Sài Gòn đã góp mặt trong chương trình với vở kịch “Bức tường Jericho”, tái diễn một phần của Cựu Ước về thành Jericho, một tường thành được củng cố rất chắc chắn, nhưng đã...