Dạy trẻ xin lỗi

Chồng em là người kiệm lời, anh ấy ít trò chuyện với vợ con và lại càng ít xin lỗi. Nếu chẳng may gây ra chuyện gì hoặc lỡ nóng nảy quát nạt, mắng oan người nhà, anh ấy thường im lặng và thể hiện bằng hành động, chẳng hạn đi làm về sớm hơn, phụ vợ làm việc nhà, chở con đi ăn kem… Em thông cảm với cá tính của chồng nhưng khi dạy con em cám ơn, xin lỗi thì gặp khó khăn ạ. Cháu nó bướng và cãi cùn rằng: “Con giống tính bố”. Làm thế nào để uốn nắn cho con mà không làm mất mặt chồng?

(Một người mẹ ở Thủ Đức, TPHCM)

Biết nhận lỗi và xin lỗi là một kỹ năng rất cơ bản của phép giao tiếp phải không chị? Trên đời này “nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn hảo cả. Ai cũng sẽ có những lần làm sai, mắc lỗi. Mình sai, nhận lỗi là điều hết sức bình thường, có điều làm vậy dễ hoặc khó còn tùy vào từng hoàn cảnh, từng trình độ giáo dục và tính khí cá nhân. Những người kiêu căng, ích kỷ, tự ái hoặc không có khả năng đánh giá, lượng định tình thế sẽ là những người ít khi nhận lỗi. Việc nhận lỗi sẽ khó thêm nếu sau đó là một tổn thất, chẳng hạn bị mất uy tín, phải đền bù thiệt hại. Việc nhận lỗi sẽ càng khó thêm nữa khi thấy rõ ràng đó là sai, nhưng nếu nhận sai, mình sẽ mất tất cả.

Muốn dạy được con phải bắt đầu từ người lớn trong nhà trước, “trẻ lên ba cả nhà học nói” mà chị, nói ở đây bao gồm cả cách phát âm, câu cú văn phạm, cả những phép tắc, thưa gửi lẫn cảm ơn xin lỗi. Điều đáng mừng là thằng cu con rất thần tượng cha mình, “cha nào con nấy”, thế nên chị chỉ cần nhỏ to với ông xã là được.

Các đấng mày râu kiệm lời như chồng chị, thường trọng lý hơn trọng tình. Vì vậy, chị phải nói lễ độ, ngắn gọn, có lý và với thái độ hòa nhã. Nên nhớ uy tín và lòng tự tôn của anh ấy cao ngút trời đấy nhé. Chị có thể bắt đầu bằng những tin “động trời” như Từ điển La Rousse cho thu hồi hàng triệu cuốn đã in ra, chỉ vì sai một từ về một loại nấm hoặc hãng Toyota đang có chiến dịch thay miễn phí toàn bộ túi khí (air bag) cho xe hơi Rav4 2005 và hỏi chồng sao họ lại phải làm “lớn chuyện” như thế? Rồi chị tiếp tục khơi ra chuyện có cuốn sách thiếu nhi dành cả một trang giới thiệu “lạc đà là loài chim to nhất”, phải chăng họ nhầm con chim đà điểu, vậy trong trường hợp này những người làm sách phải làm gì là đúng đắn? Em phải giải thích với con mình như thế nào về những lỗi lầm của người lớn?...

Những lúc gia đình quây quần trò chuyện, chị cũng không quên lồng ghép vào những tin tức nóng hổi, ví dụ có những hãng sản xuất “tranh” nhận lỗi với khách hàng (dù thực sự họ không có lỗi) để đạt được điều cao hơn cả lợi nhuận, có lẽ “xin lỗi” cũng là kỹ năng đàm phán, bán hàng, quản lý, tiếp thị, hậu mãi... Chị cứ yên tâm, con trai chị sẽ lắng nghe và hiểu hết những câu chuyện tưởng như ngoài lề này và vẫn tiếp tục thần tượng bố hơn trước.

Trong giao tiếp hằng ngày, chị nên thường xuyên dùng câu “cảm ơn”, “xin lỗi” với mọi người đúng chỗ đúng lúc, với thái độ chân thành để làm gương cho con. Bé sẽ quan sát, học hỏi mẹ và không ngại xin lỗi. Sau đó giảng giải thêm cho con: Nếu ta có lỗi thật, ta sẽ được tha thứ. Nếu ta không có lỗi mà vẫn xin lỗi vì phép lịch sự, ta sẽ được yêu quý và tôn trọng.

THẠC SĨ- BÁC SĨ LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...