Giá trị của hai trăm nghìn đồng

Chị là người dân tộc Khmer sống trong xóm nghèo của tôi, thiệt thà, chân chất. Không ruộng đất, không chữ và chẳng nghề, khi việc đốn củi và mò tôm tép còn “thịnh”, chị cùng cả xóm mưu sinh ngoài nắng gió. Giờ không thể làm được nữa vì rừng đóng cửa từ lâu và tôm tép trong ao, vuông cũng có chủ, không ai được phép bén mảng đến.

Chị cùng mấy cô dì trong xóm quang gánh bán trái cây dạo khắp nơi, nhưng vẫn không đủ sống nên lại nhận làm thêm việc rang gạo cho người ta nấu cháo bán. Muốn cháo ngon, chín đều và nhuyễn mà màu sắc đẹp, không thể không rang gạo trước, rang từ từ từng nhúm dưới lửa củi vừa phải cho gạo vàng đều mà không khét dù một hạt.

Sáng nay chị khoe: “Hồi hôm mình rang được 50 ký gạo, công 200.000 đồng”. Tôi buột miệng: “Ngon rồi, tới hai trăm!”, nhưng chợt nhận ra mình lỡ lời, bởi rang tới 50 ký lô gạo, bao nhiêu nhúm nhỏ! Có khi gần suốt đêm chứ chẳng chơi, sáng lại quảy gánh trái cây ra đường... Chị bảo: “Mừng vì có tiền, nhưng... nóng và mệt quá! Phải ráng rang cho hết gạo, không nghỉ, xong mới thấy đuối”.

Số tiền công ấy, có thể với mấy bạn trẻ sành điệu, không đủ để “tám” điện thoại di động mấy ngày, song với chị, lớn lắm, bằng tiền lời mấy ngày đi bán rong ruổi trên đường. Tôi chạnh lòng.

Nồi cháo thịt có hạt gạo vàng vàng đều đặn của quán cháo đầu hẻm có phần sức của chị bán hàng rong này. Mỗi lần ăn, tôi lại thấm thía hơn giọt mồ hôi của người lao động nghèo. Thật không đơn giản để có hai trăm nghìn!

NGUYỄN THÀNH CÔNG (Bạc Liêu)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Thơm bùi vị trám kho
Thơm bùi vị trám kho
Với người dân các tỉnh miền Bắc, thì cây trám và các món ngon chế biến từ quả trám đã quá đỗi thân thuộc. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài cho tới khoảng cuối tháng 10 âm lịch.
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Trong sử thi Ấn Độ Mahabharata, 5 anh em nhà Pandava từng bị phe đối địch Kaurava dùng mưu hèn lừa gạt, chiếm mất vương quốc, phải chịu lưu đày 13 năm.
Nhìn cây sửa đất
Nhìn cây sửa đất
Người mẹ ngạc nhiên hỏi, sao cái thùng đồ chơi của con vỡ mất một góc trên nắp vậy? Con gái nhìn mẹ nghi hoặc, rồi lí nhí: Thì hôm trước mẹ tức giận, mẹ liệng nó xuống đất…
Hoa vạn thọ
Hoa vạn thọ
Năm nào tôi cũng đích thân trồng ít chậu vạn thọ để đón Xuân. Từ đầu tháng 11 âm lịch, tôi đã tính toán xem cần mua bao nhiêu cây con, màu vàng hay màu cam.
Thêm tuổi, thêm trưởng thành
Thêm tuổi, thêm trưởng thành
Buổi sáng đầu tiên của năm mới, tôi dậy sớm, tưới cây rồi phơi quần áo trên sân thượng. Sau đó vào bếp, nấu một ấm lá vối tươi, cùng vài món ăn đơn giản, trong lúc đợi mọi người thức dậy.
Cá kèo miền sông nước
Cá kèo miền sông nước
Trong tiết trời se lạnh cuối năm, cả nhà chị buổi chiều ra góc phố ăn lẩu cá kèo. Các con hân hoan náo nức, riêng chị cảm thấy bồi hồi, nhiều ký ức về loài cá nhỏ bé này ùa về.