Giúp người trẻ hướng đi vào đời

LIÊN GIANG - NGỌC HÀ

Vào đại học nào, chọn ngành gì vẫn là băn khoăn của không ít học trò chuẩn bị rời trường THPT để bước qua ngưỡng cửa mới. Liệu các bạn trẻ có thể tự tìm cho mình một lối đi vào đời hay vẫn cần đến sự định hướng của cha mẹ, thầy cô? Các bậc phụ huynh sẽ phải giúp con em mình thế nào để có được sự chọn lựa đúng đắn?

Giữa một xã hội nhiều giá trị ảo

Trong việc chọn lựa ngành nghề, sự yêu thích, niềm đam mê là một trong những tiêu chí hàng đầu để các bạn trẻ quyết định mình theo học trường nào. Tuy nhiên, trong một bối cảnh mà mạng xã hội tràn ngập như hiện nay, không ít những cô cậu học trò ở tuổi mới lớn chạy theo những “thần tượng” rồi tự cảm thấy thích mê mệt nghề của họ dù chưa biết đằng sau công việc ấy, có những thách đố gì. Có bạn chìm ngập trong thế giới ảo, xem hàng ngàn lượt “like” trên facebook cùng những hào nhoáng, sang trọng được chia sẻ như là một thước đo giá trị con người, nghề nghiệp. Vì thế, cũng có không ít những chọn lựa theo trào lưu để rồi sau khi nhận ra được chân giá trị, lại phải thay đổi hướng đi.

Ảnh minh họa

Chuyện đã qua rồi nhưng anh Công Nhã (cựu sinh viên Đại học Mở TPHCM) vẫn không quên. Một thời đang là cậu học trò mới lớn, xem phim, Nhã rất mê các diễn viên. Cậu đặt báo điện ảnh thường xuyên chỉ để xem các gương mặt thần tượng của mình và trong đầu cứ ước ao được trở thành một diễn viên. Nhưng rồi mơ ước không thành vì khi thi vào trường Sân khấu điện ảnh, Nhã không đạt điểm năng khiếu. Tuy nhiên, ngã rẽ vào khoa Ngoại ngữ Đại học Mở lại khiến anh bạn trẻ thành đạt sau khi ra trường với công việc quản lý tiếp tân ở một khách sạn lớn.

Tuổi mới lớn cũng dễ ảo tưởng về mình. Chị Cao Thị Hồng Nhung, nhân viên tiếp thị tại một công ty ở quận 7 - TPHCM nhớ lại cách đây hơn 10 năm, khi còn là học sinh cấp ba, Nhung luôn mơ mộng mình là bác sĩ dù học lực trong lớp chỉ giỏi môn Sinh, còn Toán và Hóa lại rất yếu: “Dì Tư tôi biết trình độ Toán, Hóa của tôi nên đã khuyên thi vào ngành nào không nặng các môn này, nhưng tôi tuyên bố ‘một là làm bác sĩ, hai là đi bán vé số’. Tôi tự hào trong lớp không ai giỏi Sinh bằng mình, ba mẹ chỉ nghe vậy đã rất phấn khởi khi biết tôi thi vào Đại học Y Dược, nhưng năm đó, điểm Toán và Hóa dưới trung bình thảm hại, không đủ cả điểm vào trung học y tế nữa”. Chị cho biết, sau thất bại đó mình mới hiểu thật về khả năng của bản thân và luyện thi lại vào một trường trung cấp, rồi tốt nghiệp, có việc làm ổn định đến hôm nay.

Anh Ngọc Tuân (ngụ quận 3, TPHCM) bùi ngùi kể lại chuyện chọn nghề ngày trước của mình: Không hiểu sao hồi ấy, xem phim Hồng Kông, thấy những chủ tịch hội đồng quản trị lãnh đạo các tập đoàn trông thật “oai phong lẫm liệt”. Thế là anh quyết định thi vào khoa Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế và cũng trúng tuyển, học hành nghiêm túc. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp, anh không nhớ mình đã đi mòn mỏi bao chỗ để xin việc. Các công ty nhà nước cũng như tư nhân không ai tuyển một sinh viên mới ra trường cho “lãnh đạo” hoặc quản trị bộ phận kinh doanh. Thất nghiệp một thời gian, anh mới xin vào được một công ty bậc trung, công việc của một nhân viên không dính gì đến ngành học. “Thời học sinh sinh viên nhiều khi hay ảo tưởng, cứ nghĩ cầm được cái bằng tốt nghiệp đại học là có thể làm được việc mình mơ ước như trong phim, nhưng thực tế không đơn giản”, anh nói.

Cha mẹ, thầy cô giúp người trẻ thế nào?

Trước đây không lâu, trên một tờ báo lớn ở thành phố, một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 chia sẻ rằng thầy rất hối hận khi nhiều năm nương theo năng khiếu của học sinh mà cố vấn các em thi vào ngành nào cũng như đại học nào. Thế nhưng sau khi học một năm, thầy lại nhận những tin nhắn của học sinh: “Thầy ơi, em đã chọn sai nghề”. Hoặc sau khi tốt nghiệp, các em đã không tìm được việc làm. Và thầy kết luận, mình không bao giờ tư vấn hướng nghiệp cho học trò nữa: “Hãy để các em có trách nhiệm với cuộc đời mình mà đầu tiên là chọn nghề”. Dù vậy, nhưng ở tuổi 17 - 18, phần lớn học sinh vẫn còn non nớt, ít vốn sống và như những gì chia sẻ ở trên thì người trẻ đôi khi còn dễ ngộ nhận và sống với những giá trị ảo. Chính vì thế, các bậc phụ huynh và thầy cô không thể buông tay để các em tự quyết định tất cả. Người lớn vẫn rất cần ở bên để hỗ trợ, hướng dẫn, phân tích giúp con em mình chọn được hướng đi phù hợp. Nhưng giúp không có nghĩa là áp đặt chọn nghề theo sở thích của cha mẹ hoặc theo trào lưu nào đó mà không tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, năng khiếu của con em, không biết gì về nhu cầu xã hội, những khó khăn cũng như thuận lợi của ngành nghề mình muốn định hướng.

Ảnh minh họa

Hằng năm, trước mùa thi, các trường THPT thường có những đoàn từ các đại học, cao đẳng đến làm công tác tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, những chương trình này không mang lại hiệu quả bao nhiêu, thậm chí một số đơn vị chỉ chủ yếu giới thiệu về trường, chỉ tiêu xét tuyển hay tỷ lệ chọi... Chưa kể có những trường tư còn tìm cách PR nhằm lôi kéo học sinh. Thực chất, những buổi giới thiệu của các trường ít có tính hướng nghiệp.

Để việc định hướng nghề đạt hiệu quả hơn, các thầy cô không chỉ nắm được học lực, năng khiếu của học trò mà còn phải am hiểu về từng ngành nghề để chia sẻ với các em. Theo cô Ngô Tuyết Diệp (giáo viên trường THPT Đa Phước, Bình Chánh - TPHCM), xu hướng bây giờ là thầy cô chủ yếu cung cấp thông tin, giới thiệu các ngành phù hợp với trình độ, năng khiếu của học sinh rồi để các em tự chọn. Một khi tự chọn, người trẻ sẽ có trách nhiệm với ngành học của mình. Cô Lê Thị Hồng Quế (giáo viên trường THPT Thủ Đức, TPHCM) cũng cho rằng, hãy để học trò tự chủ động nghiên cứu về ngành nghề, rồi trong quá trình đó, giáo viên lồng ghép tư vấn hướng nghiệp thêm thì các em hiểu rõ hơn sự chọn lựa của mình. Chính vì thế, các thầy cô cũng cần cập nhật thêm những thông tin để kịp thời giúp học trò. Nắm được nhu cầu này nên thời gian qua, tại TPHCM cũng đã có những buổi tập huấn, hội thảo do một số đơn vị giáo dục liên kết tổ chức cho giáo viên THPT được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau và với các chuyên gia trong công tác hướng nghiệp.

Bên cạnh nhà trường, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Cha mẹ chính là những cố vấn tuyệt vời nhất một khi có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn và thấu hiểu được khả năng, trình độ của con mình để hướng cho con một lối đi vào đời vừa tầm, vừa sức. Nhiều người trẻ ngày nay rất “nhạy” trong chuyện cập nhật thông tin từ các phương tiện truyền thông hiện đại, từ những thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước nên phụ huynh trong quá trình dẫn dắt con, tránh tình trạng khăng khăng áp đặt mà hãy quan tâm, lắng nghe lớp trẻ trình bày nguyện vọng, sở trường của mình. Để không “tụt hậu”, các bậc cha mẹ cũng phải là những người luôn dõi theo thời sự, nắm bắt tình hình thực tế, xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực của ngành nghề đang cùng con chọn lựa.

LIÊN GIANG - NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...