Hỗ trợ người cao tuổi sống một mình

Có nhiều người cao tuổi ở một mình, cuộc sống không tránh khỏi khó khăn mặt này mặt khác. Sự hỗ trợ của người xung quanh sẽ giúp họ cảm thấy bớt đơn độc hơn…

hotro.jpg (645 KB)
Các cụ cao tuổi sống một mình sẽ bớt đơn độc khi được sự quan tâm, thăm nom của những người có tấm lòng 

Bà Trần Thị Hoa, 76 tuổi (Q.Bình Thạnh, TPHCM) có đủ rể dâu, cháu nội, cháu ngoại, nhưng các con cháu đều ra riêng hết. Bà sống một mình mấy năm nay sau khi chồng mất. Về vật chất thì không phải lo gì vì bà có khoản thu nhập từ lãi suất gởi tiết kiệm ngân hàng và tiền cho thuê căn hộ nhỏ gần đó. Việc ăn uống mỗi ngày cũng khá đơn giản, bà đặt mua thực phẩm giao tận nhà, nấu chút cơm, kho miếng cá hoặc thịt, xào hay luộc ít rau… Thế là ổn. Bà chọn sống trong căn nhà riêng của chính mình vì không muốn làm phiền các con. Ở một mình tất nhiên có những lúc không khỏi buồn tẻ. May thay, hàng xóm với truyền thống quan tâm gắn bó, tình làng nghĩa xóm, mỗi sáng các cô trung niên ghé nhà “réo” bà cùng đi tập dưỡng sinh tại câu lạc bộ gần nhà. Một cô hàng xóm của bà Hoa cho biết: “Cô Hoa sống ở xóm tôi nhiều năm, từ lúc tôi còn nhỏ tí, vì vậy nay biết cô ở một mình, chúng tôi cũng ‘trông chừng’, có chuyện gì vẫn sẵn sàng hỗ trợ cô. Tôi cũng có số điện thoại của các con cô, cần là gọi họ. Cứ trưa hay chiều xuống, chúng tôi rủ nhau ghé xem cô ăn uống gì chưa hoặc lấy hàng từ người giao đến dùm cô. Nói chung, không có con bên cạnh, cô Hoa vẫn không hoàn toàn cô độc”.

Khác với bà Hoa, bà Nguyễn Thị Phúc (Q.1) chỉ có một cô con gái và nay đã lên chức bà cố. Từ ngày chồng mất, con gái muốn rước mẹ về sống chung với gia đình nhỏ của cô nhưng bà từ chối vì thích sự riêng tư, độc lập. Sáng, bà dậy tập thể dục trong khu phố với mọi người rồi về nhà nấu cơm ăn. Người con gái không ở với mẹ nhưng sống cùng phường nên việc lui tới tương đối dễ dàng, mỗi sáng cô đều ghé đưa thức ăn cho bà, nếu không đi được thì chồng hoặc các con sẽ đến. Ngày nào cũng có người ghé, dù chốc lát. Vì thế, với bà Phúc, “dù sống một mình, nhưng con cháu tôi vẫn quan tâm qua lại nên mình cũng không thấy buồn hay cô đơn gì”.

Đó là những người già có gia đình nhưng lựa chọn không sống cùng con cháu. Còn người cao niên độc thân thì sao? Người Việt Nam có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Lá lành đùm lá rách”, hàng xóm chính là những người không ai thuê, chẳng ai nhờ, vẫn thường ghé thăm hỏi hoặc có món ăn gì lại đem sang cho cụ nhà bên. Trong xóm chúng tôi có hai anh em ruột không có gia đình. Lúc trẻ họ làm hợp tác xã, tổ hợp may. Khi hai mô hình kinh doanh này giải thể, cả hai thất nghiệp và sống bằng nghề thu gom ve chai. Thấy hai người đã ở tuổi ngoài 70 mà hằng ngày vẫn lụm cụm đi gom góp từng cái chai nhựa, thùng giấy, lon bia…, những người trong xóm khi có các vỏ lon, vật dụng không dùng, đều ghé nhà cho họ. Và đại lý mua ve chai cũng mua của hai ông với giá nhỉnh hơn một chút để giúp cả hai có tiền trang trải cuộc sống. Chưa hết, hàng tháng lại có người này cho vài ký gạo, người kia tặng chai dầu ăn, chai nước tương… Ai nấu món gì ngon cũng mang cho hai anh em chút ít “ăn lấy thảo”. Mùa Covid-19, như những gia đình khó khăn khác trong khu xóm, hai cụ ông vẫn có “tiếp tế” đủ sống và may mắn không bị bệnh.

Bà Nguyễn Hằng, 68 tuổi, cũng nằm trong số những người già sống độc thân ở quận 3. Không lụm cụm như hai anh em trên, nhưng cứ thi thoảng bà nhận được điện của nhân viên y tế phường mời đi khám sức khỏe. Cán bộ y tế kết hợp với hội người cao tuổi phường luôn chăm sóc người cao tuổi neo đơn trên địa bàn. Họ nói chắc nịch: “Bất cứ khi nào cô/chú không khỏe, cứ gọi con, con sẽ đến hỗ trợ kịp thời, nếu cần vô nước biển hoặc chuyển viện, chúng con sẽ sẵn sàng giúp!”. Thời điểm mùa dịch, bà Hằng cũng được hàng xóm thăm hỏi, dặn dò đừng khóa cửa quá nhiều chốt. Nếu trong người có triệu chứng không khỏe thì mở cửa gọi hoặc điện thoại cho những nhà kế bên để họ liên hệ giúp với y tế. Sáng nào thấy bà chưa mở cổng, họ đều điện hỏi thăm, chiều ghé xem bà có cơm nước trước khi ngủ chưa… Sống trong xóm giáo, bà Hằng còn được các giáo dân trẻ gần nhà giúp mở kênh trực tuyến để tham dự thánh lễ những lúc không thể đến nhà thờ. Hơn nữa, theo lời người phụ nữ U70 này thì mỗi khi đau ốm, bà và mấy cụ cao niên vẫn được trưởng xóm giáo đi thăm, ông có máy đo huyết áp và luôn sẵn lòng đo giúp các cụ khi cần; cụ nào cần rước lễ, lại có một thừa tác viên của xứ đến tận nhà trao Mình Thánh Chúa.

Nhờ những người hàng xóm nhiệt tình, hội người cao tuổi và một số thành viên của xứ đạo quan tâm, người già neo đơn không bị bỏ quên lại phía sau. Với truyền thống tương thân tương trợ của người Việt, các cụ vẫn có cuộc sống tạm ổn dù không có người thân bên cạnh.

HOÀNG HẠC

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.
"Dị ứng" với loài người
"Dị ứng" với loài người
Ban đầu, cô giáo cho rằng học sinh này đang ở thời kỳ nổi loạn nên nghĩ thế thôi. Về sau, tìm hiểu sâu hơn và trò chuyện với em ấy, cô nhận ra em đã luôn không thể hòa hợp với các bạn. Ở nhà, cha mẹ em rất...
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Đã có lịch tựu trường, sắc phượng không còn, tháng 8, nhiều học sinh hớn hở mang sách giáo khoa mới tinh tươm về nhà. Lòng tôi lại bồi hồi nhớ những ngày xưa cũ của thời đi học.
Lục bình tím thương
Lục bình tím thương
Quê ngoại tôi tới mùa nước nổi, trên dòng sông đỏ hồng phù sa, dưới bầu trời xanh thẳm hiền hòa, lênh đênh từng cụm lục bình mượt lá ôm những chùm bông tím dịu dàng nở rộ.
“Ăn ký ức”
“Ăn ký ức”
Người quê lên thành thị, sang tỉnh khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, thường nhung nhớ những món ăn điạ phương nơi mình sinh ra và lớn lên.