Học từ cha

Trong gia đình, bên cạnh mẹ, cha là người có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của con cái. Hầu như mỗi người con sống dưới mái nhà, đều học được từ cha mình ít nhiều bài học từ thuở còn thơ cho đến khi trưởng thành.

Những bài học đầu đời

Nhớ về người cha đã quá cố của mình, chị Phương Nhi (Q.Tân Bình, TPHCM) vẫn không quên những bài học từng được cha uốn nắn một thời. Hồi còn nhỏ, có lúc Nhi từng rất khó chịu khi thấy cha cứ nhắc đi nhắc lại mỗi khi có khách đến chơi nhà: “Chào cô/bác đi con!”. Nếu chưa nghe được câu chào của con hay tiếng chào lí nhí, lúc khách về, cha cũng sẽ nhắc ngay rằng “lần sau con phải chú ý chào to lên đấy!”. Từ những câu nhắc ban đầu của cha đã hình thành ở Nhi thói quen chào hỏi người lớn, không chỉ là khách đến nhà mà cả khi đi cùng bố mẹ đến cơ quan hay gặp cô bác thân quen nào đó ngoài đường. “Sau này lớn lên, lập gia đình, có con cái, tôi cũng rất chú ý dạy con điều này. Mỗi lần nhắc con lễ phép với người lớn, tôi lại nhớ đến cha mình ngày xưa!”, chị Nhi thổ lộ.

Cũng nhớ về một thời ấu thơ, chị Lam Oanh (giáo dân giáo xứ Nhân Hòa - TGP.TPHCM) kể, chính cha mình là người đã giúp các con hình thành ý thức luôn biết làm dấu, cảm tạ Chúa với lời kinh “Lạy Cha” trước bữa ăn. “Ngồi vào bàn ăn, bao giờ cha tôi cũng làm dấu trước và mọi người cùng làm theo. Anh chị em chúng tôi lỡ có ai chểnh mảng quên làm, cha liền nhắc ngay. Lâu ngày thành thói quen. Lớn lên, chúng tôi cũng vẫn giữ nếp xưa, dù mỗi người mỗi phương”, chị Oanh nói.

Anh Nguyễn Văn Quỳnh, một giáo dân từ Nam Định vào Sài Gòn lập nghiệp, khi nhắc về cha mình với những kỷ niệm ngày thơ, trong anh vẫn rõ mồn một hình ảnh những buổi tối trước khi đi ngủ, hai cha con đã cùng làm dấu và đọc kinh. Cha là người đã dạy anh cách cầu nguyện một cách đơn giản nhất, đó là lời cảm ơn Chúa vì một ngày đã trôi qua bình an và xin Chúa chúc lành cho một đêm ngon giấc. Dù giờ đây, người cha đáng kính không còn nữa, nhưng mỗi lần nhớ về quê nhà xưa với những dấu ấn đọng lại, khoảng khắc đã được cha dạy và nhắc nhở duy trì thói quen tốt của “con nhà đạo” vẫn luôn làm anh Quỳnh cảm thấy bâng khuâng.

Ảnh hưởng lớn từ cha

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh, ban đầu cô Hương Liên (Q.12, TPHCM) tập sự tại văn phòng của một công ty nước ngoài, nhưng công việc không phù hợp lại xin thôi. Trải qua một vài chỗ làm không ổn định, cuối cùng cô bén duyên với nghề dạy học, bắt đầu từ một trung tâm ngoại ngữ, rồi cứ thế phát triển và trở thành cái nghiệp. Theo cô, sở dĩ mình đi theo nghề giáo như hôm nay, cũng là ảnh hưởng từ cha - một nhà giáo về hưu. Từ lâu, cô đã quen với phong cách sống của cha, trên tinh thần giản dị, hiền hòa, không bon chen. Lối sống của cha đã tác động đến tính cách của cô nên khi ra trường đi xin việc, cô thực sự không thích ứng nổi với những môi trường bon chen, xô bồ và nhận ra, nghề giáo là phù hợp nhất. Nhớ lại ngày mới đi dạy, cha là người đã hướng dẫn, chỉ bảo cô một vài phương pháp sư phạm bằng chính những trải nghiệm của ông, từ cách đi đứng, cử chỉ, cách nói năng, giảng giải thế nào để thu hút học trò. “Đó không chỉ là bài học mà dường như cha còn truyền cho tôi cả cái năng khiếu tự trong máu thịt nên nghề giáo đối với tôi quả là có duyên!”, cô chia sẻ.

“Bài học tôi học được từ cha để ứng dụng cho công việc của mình hôm nay là luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng, mở mang kiến thức từ việc đọc sách...” - Đó là tâm sự của chị Phạm An, một cử nhân Luật. Ngay từ thời còn là sinh viên, An đã không chỉ bằng lòng với kiến thức từ sách giáo khoa, mà còn tìm mọi cơ hội để học hỏi thêm từ nguồn sách ở thư viện hay tìm mua các quyển sách tham khảo, sách chuyên sâu trong ngành học của mình. Cha chị một thời từng xây dựng tủ sách gia đình để phục vụ cho việc nghiên cứu, trau dồi chuyên môn. Giờ đây, tiếp nối tinh thần này nên việc phát triển kệ sách tại nhà là một trong những ưu tiên của chị.

Bà Mỹ Phước (giáo dân giáo xứ Tân Phú, TGP.TPHCM) - người lâu nay vẫn gắn bó với công tác thiện nguyện, qua các hoạt động ở nhóm Gia Đình Bác Ái Phanxicô Assisi, đoàn Y bác sĩ từ thiện Hy Vọng, cho biết, tinh thần nhiệt tình dấn thân vào hoạt động xã hội của mình có sự ảnh hưởng rất lớn từ người cha quá cố. Bài học ấn tượng nhất bà học được từ cha mình là khi giúp đỡ những người khó khăn, không bao giờ phân biệt tôn giáo. Chính cha của bà ngày nào đã hun đúc cho con gái tinh thần sống rộng rãi với tất cả mọi người, nhất là với người ngoài Công giáo, làm sao cho họ thấy được điểm sáng nơi mình, thấy được cách sống đạo tốt của mình qua các việc bác ái xã hội...

Còn nhiều bài học giúp con thành nhân từ biết bao người cha khác nữa mà trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, khó có thể kể hết. Có một điều dễ nhận ra, trong những bài học ấy, cách mà mỗi người cha truyền đạt đến con mình hữu hiệu nhất, chính là họ đã trở nên những tấm gương cho con cái noi theo và tiếp bước.

LIÊN GIANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.
"Dị ứng" với loài người
"Dị ứng" với loài người
Ban đầu, cô giáo cho rằng học sinh này đang ở thời kỳ nổi loạn nên nghĩ thế thôi. Về sau, tìm hiểu sâu hơn và trò chuyện với em ấy, cô nhận ra em đã luôn không thể hòa hợp với các bạn. Ở nhà, cha mẹ em rất...
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Đã có lịch tựu trường, sắc phượng không còn, tháng 8, nhiều học sinh hớn hở mang sách giáo khoa mới tinh tươm về nhà. Lòng tôi lại bồi hồi nhớ những ngày xưa cũ của thời đi học.
Lục bình tím thương
Lục bình tím thương
Quê ngoại tôi tới mùa nước nổi, trên dòng sông đỏ hồng phù sa, dưới bầu trời xanh thẳm hiền hòa, lênh đênh từng cụm lục bình mượt lá ôm những chùm bông tím dịu dàng nở rộ.
“Ăn ký ức”
“Ăn ký ức”
Người quê lên thành thị, sang tỉnh khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, thường nhung nhớ những món ăn điạ phương nơi mình sinh ra và lớn lên.