Lá thư ngỏ gửi cụ Simêon

Cụ Simêon kính mến!

Luca kể chuyện về Cụ. Chuyện kể vừa đầy một trang sách khổ nhỏ, không quá hai trăm từ. Đọc đi đọc lại như nhai mãi một miếng thịt thơm ngon. Thơm ngon, nhưng chỉ bé tí tẹo. Thèm quá! Thèm mãi!

Gấp sách bỏ đấy, tôi nhắm mắt để tìm Cụ trong một quá khứ xa mịt mù. Hình ảnh của Cụ vẫn còn in mờ mờ trên không gian. Lời nói của Cụ vẫn còn vang vọng đâu đó.

Tôi thấy Cụ đứng trước tiền sảnh của Thánh Đường. Hai bàn tay úp hờ trên đầu gậy. Cặp mắt nhìn về xa xăm. Thẫn thờ như đang chờ ai... Mẹ tôi ẵm con đi tới. Cụ thảng thốt kêu lên: “Ôi, ánh sáng của muôn dân”. Cụ vứt gậy, giơ hai tay xin ẵm Hài Nhi, miệng thì thầm: “Muôn Lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ mà Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen dân Ngài”.

Cụ nhìn ngắm Hài Nhi, chăm chắm như xuất thần. Nhìn mãi. Nhìn lâu lắm. Rồi Cụ trao Hài Nhi cho Mẹ tôi. Cụ nhìn Mẹ tôi. Mẹ tôi ngước mắt nhìn Cụ, chờ cụ già khả kính, trải đời cho một lời khen ngợi: khen bé xinh; khen bé giống mẹ; tiên báo một tương lai rực sáng. Bỗng Cụ nghiêm nét mặt, dướn chân mày, nói sang sảng: “Bé này sẽ là duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải ngã xuống, hoặc được đứng dậy. Bé sẽ là dấu hiệu để cho người đời bổ báng...”. Im lặng một lúc lâu, Cụ lại nói sang sảng và nhấn mạnh từng câu, từng chữ: “Vì Bé này mà đời cháu sẽ phải khổ lắm. Khổ như một lưỡi dao đâm thấu tim của cháu”. Mẹ tôi không hiểu Cụ muốn nói gì, chỉ biết siết chặt Hài Nhi vào lòng.

Cụ Simêon ơi! Tôi thương Mẹ tôi quá. Tôi muốn giật râu Cụ để trả thù. Mẹ tôi còn bé tí, còn đang mộng mơ, thế mà Cụ nỡ tâm đổ xuống trên đầu Mẹ tôi một thùng nước lạnh như thế. Câu nói gở mồm, độc miệng của Cụ làm cho Mẹ tôi đau đớn còn hơn là bị dao găm đâm vào tim. Chỉ nghĩ đến câu nói của Cụ cũng đủ khổ suốt đời. Độc ác đến thế là cùng. Tại sao Cụ không chết đi cho rồi.

Nhưng, thưa Cụ Simêon kính mến, tôi tưởng Mẹ tôi khóc hụ lên, ngất xỉu, lăn đùng ra, đè lên Hài Nhi vẫn còn ôm chặt trong vòng tay. Ai ngờ Mẹ tôi vẫn đứng đó, vẫn ẵm Hài Nhi trong tay. Nét mặt vẫn bình thản. Chỉ suy nghĩ thôi. Tôi mừng quá! Tôi thôi giận Cụ. Tôi xin lỗi Cụ. Tôi bắt chước Mẹ để ngẫm nghĩ về lời tiên báo kỳ bí của Cụ.

Tôi đọc, tôi nghe, tôi ngẫm nghĩ và theo dõi từng bước đi của Mẹ tôi trên suốt đường đời dài thăm thẳm, sâu hun hút. Vì đời Mẹ tôi gắn bó với đời của Thầy tôi, nên cứ mỗi chặng đường lại có một mũi dao nhọn thò ra, nhọn hoắt, xoay xoay rồi cắm phập vào ngực. Mẹ tôi chỉ ôm lấy ngực, nhắm mắt, suy tư. Còn tôi thì khóc òa lên, giãy giụa và chết ngất.

Bây giờ tôi đã tỉnh trí, tôi kể cho Cụ nghe về những mũi dao nhọn hoắt cắm phập vào quả tim của Mẹ tôi. Tôi kể cả mũi dao Mẹ tôi bị đâm trước khi gặp Cụ.

MŨI DAO MỘT

Sau khi được mang thai Đấng Cứu Thế bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần, Mẹ tôi vào Nam thăm chị Êlisabét. Mẹ tôi ở đấy ba tháng, rồi trở về với cái bầu gần bốn tháng. Bố Giuse giận lắm. Nhưng là người công chính, Bố không nỡ tâm tố cáo để Mẹ tôi bị ném đá. Nhưng Bố không rước Mẹ về, tức là âm thầm từ hôn. Được sứ thần thanh minh, Bố Giuse mừng quá, tổ chức rước dâu “chạy”. Rước cô dâu đã có bầu. Quê ơi là quê! Kệ. Chuyện của Chúa chẳng phải của mình. Bố Giuse thì nghĩ thế. Nhưng có ai đó vẫn thắc mắc, vẫn nghi ngờ.

Sáu tháng sau, Mẹ tôi sinh con. Đứa con chẳng giống Bố một tí nào. Số người thắc mắc gia tăng. Nghi ngờ được khẳng định: “ Nó hư với thằng nào ở miền Nam rồi. Đem ra cổng thành mà ném đá cho rồi. Nhưng khổ một nỗi... chồng nó cứ bênh nó”.

Mẹ tôi không bị giết, nhưng vẫn phải nghe người ta “bóng gió xa xôi”, nói móc nói xéo, từ ngày này qua ngày khác. Đau quá! Đau quá! Nhưng chỉ biết cắn răng làm thinh.

MŨI DAO HAI

Truyền thống Do Thái dạy rằng: đàn bà có phúc thì “sinh năm đẻ bảy”, “con cái xúm xít xung quanh bàn ăn như chùm ôliu”!... Thế mà Mẹ tôi chỉ đẻ một con. Bố mẹ chồng, bác chú, cô dì... ai cũng ngong ngóng chờ đợi. Chờ mãi. Nhưng vẫn chỉ có thế. Thất vọng. Con gái lấy chồng mà chỉ đẻ một con, thì là nỗi nhục cho gia đình. Ai cũng lắc đầu bảo rằng: “Con đàn bà bạc phước, bị Giavê thắt dạ... Nhục ơi là nhục”. Từ người thân đến người dưng, ai cũng nhìn Mẹ tôi bằng nửa con mắt. Khổ quá!

MŨI DAO BA

Con trai nào lớn lên cũng lấy vợ. Lấy một vợ, hai vợ... thậm chí một ngàn vợ. Lấy vợ để sinh con cho gia đình, để thực hiện lời hứa của Giavê. Giavê hứa cho Apraham có một hậu duệ đông như sao trời và cát biển. Ai cũng nhắc Mẹ tôi phải cưới vợ cho con. Bố mẹ chồng nhắc. Chú bác cô dì nhắc. Nhắc mãi. Nhắc hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Nhắc mãi cho tới khi Thầy tôi ba mươi ba tuổi đời, mà vẫn không thấy có hiệu quả. Nhắc bảo không được, thì phải mắng mỏ. Mắng như tát nước vào mặt. Ví dụ:

- Mày lì như trâu. Tao nhắc mày hằng trăm lần rồi mà mày có nghe tao đâu.

- Thím chỉ đẻ có một đứa con, tôi đã thấy nhục quá rồi. Thế mà thím không lo cưới vợ cho nó, thì lấy ai nối dõi tông đường. Sao thím không lấy mo mà bịt mặt lại. Mặt thím cứ trơ như mặt thớt.

- Tôi nói mợ nghe này. Từ thuở nào đến giờ dòng họ nhà tôi chưa có ai mới rước dâu được sáu tháng đã đẻ. Mà lại đẻ một đứa con không giống bố lấy được một cái lông chân. Vậy mà mợ không biết thân, không lo lấy vợ cho nó. Ít con mà nhiều cháu cũng gỡ được cái nhục “đẻ con giống ông hàng xóm.”

MŨI DAO BỐN

Khi Thầy tôi được ba mươi tuổi, Người đi khắp nơi loan báo Tin Mừng cứu độ. Quần chúng thì hâm mộ Thầy tôi như một siêu sao. Nhưng các kinh sư của mọi hội đường đều coi Thầy tôi như một tên phá đạo. Cứ mỗi ngày sabát, Mẹ tôi đến hội đường để nghe đọc và dạy về Thánh Kinh, thì đồng thời cũng được nghe từ giảng đài những câu chua lè như dấm:

- Hội đường chúng ta có một tên thợ mộc bỏ nghề đi phá đạo tơi bời hoa lá. Các đấng bề trên khắp nơi kêu ca quá trời.

- Mẹ mà không biết dạy con, để nó đi phá đạo làm xấu hổ cho cả hội đường Nadarét. Người đó là ai thì chắc bà con biết rồi.

Khi từ giảng đài phán ra những lời như thế, thì cả dòng họ, cả hội đường đều đay nghiến Mẹ tôi. Đay nghiến hằng ngày. Đay nghiến hằng tuần. Tôi cầu mong cho Mẹ tôi được chết đi cho đỡ khổ. Chết là khổ. Nhưng sống còn khổ hơn chết.

MŨI DAO NĂM

Hôm ấy Thầy tôi về thăm Mẹ và thăm quê hương. Thầy tôi đến nguyện đường và được mời đọc sách thánh. Thầy tôi đề cao người ngoại hai lần. Đó là điều rất dị ứng đối với người Do Thái. Thầy tôi bị đả đảo quá chừng. Nhiều người còn đòi giết Thầy tôi. Người bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa. Thầy tôi đi, nhưng Mẹ tôi vẫn ở lại. Ở lại để hằng ngày nghe người ta chửi. Thân tộc chửi. Người dưng chửi. Kinh sư chửi. Cả hội đường chửi. Chửi hội đồng. Mẹ tôi nghe điếc cả lỗ tai. Thấy Mẹ khổ quá, tôi chỉ biết khóc.

MŨI DAO SÁU

Hôm ấy là ngày thứ sáu. Thầy tôi bị đóng đinh. Oan khiên quá! Đau đớn quá! Nhục nhã quá! Con đau chừng nào, mẹ đau chừng nấy. Mẹ tôi ngước mắt nhìn lên. Đau đớn quá. Lại cúi mặt xuống. Thầy tôi thở hổn hển. Mẹ tôi co vai, rụt cổ và nấc lên. Thấy thế, tôi muốn nắm tay lại đấm thẳng vào mặt bọn thượng tế và kinh sư. Tôi muốn chết gục dưới chân khổ giá của Thầy tôi, vì tôi bất lực chẳng cứu được Thầy, chẳng cứu được Mẹ.

Cụ Simêon kính mến.

Bây giờ thì mọi sự đã qua. Thầy tôi đã phục sinh và đã về trời, tôi muốn quỳ gối bên Mẹ tôi, để cảm nghiệm lại tất cả mọi nỗi đau của Mẹ bắt đầu từ câu nói tiên tri của Cụ, cho tới lúc Mẹ tôi đứng dưới chân thập giá. Tôi cảm phục Mẹ tôi vô cùng. Tôi muốn chắp tay lạy Người một ngàn lần. Cứ mỗi lần mũi dao sắc đâm phập vào tâm hồn Mẹ tôi, chỉ có một mình tôi khóc. Mẹ tôi chỉ lặng lẽ ngẫm nghĩ và thầm thì trên môi hai chữ “Xin vâng”. Rồi Người đặt tay trước ngực, vuốt nhẹ, vuốt nhẹ. Dường như Người muốn ghi khắc vào con tim mọi kỷ niệm đau đớn để thấy có một bàn tay vô hình đang xoa dịu, đang vuốt ve, đang trìu mến.

Mẹ tôi là thế đấy: đáng kính vô cùng; dễ thương quá chừng!

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.