Thầy, Rabbi

“Họ đáp ! Thưa Rabbi (nghĩa là thưa Thầy” (Ga 1,38).

Thầy (Rabbi), một danh hiệu kính cẩn được dùng để chỉ các bậc thầy sáng giá về luật Do Thái. Chúa Giêsu Kitô được gọi là Thầy trong các sách Phúc Âm, cho thấy rằng Người được các thính giả nhìn nhận là một bậc thầy đáng kính.

Thánh Gioan Tẩy Giả được các môn đệ của ông gọi là thầy: “Họ đến gặp ông Gioan và nói: Thưa Thầy, người trước kia đã ở với thầy bên kia sông Giođan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông” (Ga 3,26).

Chúa Giêsu Kitô được gọi là Thầy (Rabbi):

- bởi hai môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả Chúa Giêsu thấy hai môn đệ đi theo mình thì hỏi: “các anh tìm gì thế ? Họ đáp: thưa Rabbi (nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” (Ga 1,38).

- bởi các môn đệ của Người: “các môn đệ thưa với Người rằng Rabbi, xin mời Thầy dùng bữa” (Ga 4,31 x. Ga 6,25 9,2 11,8).

- bởi thánh Phêrô: khi Chúa Giêsu biến đổi hình dạng, “ông thưa với Đức Giêsu: Thưa Thầy, chúng con ở đây thực là hay …” (Mc 9,5 x. Mc 11,21).

- bởi ông Nathanael và ông Nicôđêmô: ông Nathanael nói: “thưa Thầy: chính Thầy là vua Israel !” (Ga 1,49). Đến gặp Đức Giêsu ban đêm, ông Nicôđêmô nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến” (Ga 3,2).

- bởi ông Giuđa Iscariốt: “Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: Rabbi, chẳng lẽ con sao ? Người trả lời: chính anh nói đó !” (Mt 26,25 // Mc 14,45: trong vườn Gethsemani).

Chúa Giêsu Kitô nói như một Rabboni, dạng tiếng Aramêơ của từ Rabbi: Người hỏi (anh mù): “Anh muốn tôi làm gì cho anh ? Anh mù đáp: Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được” (Mc 10,51). Bà Maria Magdala, khi được Đức Giêsu Phục sinh gọi tên: “Bà quay lại và nói bằng tiếng Hipri: Rabbuni: “nghĩa là lạy Thầy” (Ga 20,16).

Chúa Giêsu Kitô đã dạy rằng các môn đệ Người không được gọi là Rabbi: các kinh sư và người Pharisêu “ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là rabbi. Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy, còn anh em tất cả đều là anh em với nhau” (Mt 23,7-8). n

Lm. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Mục tử nhân lành
Mục tử nhân lành
Chúa Giêsu tự nhận là mục tử nhân lành (Ga 10,11a). Hình ảnh mục tử gợi ra hai điểm bề ngoài có vẻ tương phản: vị thủ lãnh và bạn đồng hành
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Chúa Giêsu Kitô chịu chết
Cái chết trên thánh giá của Chúa Giêsu Kitô có tầm quan trọng trong Tân Ước. Nhờ cái chết do tình thảo hiếu tuân phục của Đức Kitô, Thiên Chúa ban cho các tội nhân ơn tha thứ và sự sống vĩnh cửu. Các Bí tích của Kitô giáo và...
Giờ
Giờ
Việc đo lường thời gian những ngày trong Kinh Thánh thường giống với cách phân chia thời gian khi ấy, với những giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín. Thời điểm cũng ghi nhận những khoảnh khắc đáng nhớ như giờ Chúa Giêsu Kitô chịu khổ nạn hay việc...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Lều
Lều
Theo nguồn Javiste, một “lều hội ngộ” đặt ở ngoài lều trại được ông Josuê canh giữ và ông Môsê đến để lãnh nhận mạc khải thần linh (Xh 33,7-11) lều là nơi mạc khải, lại xuất hiện trong sách Dân số (11,24t; 12,4-10; 14,10).